Qua nội dung bài giảng Công nghệ phổ biến môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Các ngành công nghệ phổ biến... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí
a. Công nghệ luyện kim
- Công nghệ luyện kim là công nghệ điều chế kim loại, hợp kim để dùng trong cuộc sống từ các loại quặng hoặc từ các nguyên liệu khác.
Hình 3.2. Sản xuất gang – thép trong lò cao
- Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu ở dạng thô thường làm nguyên liệu cho các công nghệ chế tạo vật liệu kim loại khác.
- Theo sản phẩm được tạo ra, công nghệ luyện kim chia làm hai loại là công nghệ luyện kim đen (tạo ra gang và thép) và công nghệ luyện kim màu (tạo ra nhôm, đồng, vàng, chì, kẽm,... ).
b. Công nghệ đúc
- Công nghệ đúc kim loại là công nghệ chế tạo sản phẩm kim loại bằng phương pháp nấu kim loại thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi kim loại đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng và kích thước phù hợp với yêu cầu.
- Sản phẩm của công nghệ đúc rất đa dạng có thể sử dụng ngay được gọi là chi tiết đúc, hoặc cần phải qua gia công cơ khí đề nâng độ chính xác kích thước và độ bóng bề mặt gọi là phối đúc, Công nghệ đúc có thể tạo được các chi tiết phức tạp như thân máy công cụ, vỏ động cơ,... nên sản phẩm đúc được ứng dụng ở các lĩnh vực như chế tạo cơ khí, trang trí, mĩ thuật.
- Công nghệ đúc được chia thành các loại sau: đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại; đúc li tâm, đúc áp lực, đúc khuôn mẫu nóng chảy....
Hình 3.3. Một số công nghệ đúc
c. Công nghệ gia công cắt gọt
- Công nghệ gia công cắt gọt là công nghệ thực hiện việc lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt và máy cắt kim loại để tạo ra chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
- Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt là các chi tiết máy được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như máy cơ khí, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,... Sản phẩm của công nghệ này thường có độ chính xác và độ nhẵn bề mặt cao. Công nghệ gia công cắt gọt bao gồm các công nghệ tiện, phay, bào, mài,... gia công bằng tia lửa điện, bằng tia nước, bằng laser...
Hình 3.4. Một số công nghệ gia công cắt gọt
d. Công nghệ gia công áp lực
- Công nghệ gia công áp lực là công nghệ dựa vào tính dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm cho kim loại biến dạng theo hình dáng yêu cầu.
- Gia công áp lực được dùng nhiều trong các xưởng cơ khi để chế tạo phôi. Sản phẩm của nó còn dùng nhiều trong các ngành xây dựng, cầu đường, hàng tiêu dùng
- Những công nghệ của gia công áp lực là: cán, kéo, rèn và dập.
e. Công nghệ hàn
- Công nghệ hàn là công nghệ nối các chi tiết bằng kim loại với nhau thành một khối không thể tháo rời được bằng cách nung nóng chỗ nỗi đến trạng thái hán (chảy hoặc dẻo). Sau đồ kim loại lỏng hoá rắn hoặc kim loại dẻo hoá rắn thông qua lực ép.
- Sản phẩm công nghệ hàn được ứng dụng rất đa dạng như đồ gia dụng (cổng, cửa sắt, giản giáo, bàn ghế), xây dựng (kết cấu nhà khung thép, chế tạo các thiết bị nhà máy).... Hiện nay sản phẩm công nghệ hàn còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm mĩ thuật.
- Căn cứ theo trạng thái kim loại mối hàn khi tiến hành nung nóng, công nghệ hàn chia thành hai nhóm sau:
+ Hàn nóng chảy là chỗ hàn và que hàn bổ sung được nung đến trạng thái nóng chảy.
+ Hàn áp lực nếu chỗ nối của các chi tiết được nung nóng đến trạng thái dẻo thi phải dùng ngoại lực ép lại. Sau khi ép tạo nên mối hàn bền vững.
Hình 3.6. Chi tiết hàn
Hình 3.7. Một số sản phẩm của công nghệ trong lĩnh vực cơ khí
1.2. Công nghệ trong lĩnh vực Điện - Điện tử
a. Công nghệ sản xuất điện năng
- Công nghệ sản xuất điện năng là công nghệ biến đổi các năng lượng khác thành điện năng. Tuy theo nguồn năng lượng tạo ra điện ta có các công nghệ sản xuất điện năng khác nhau: Công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nước (thuỷ điện), công nghệ sản xuất điện năng từ năng lượng nguyên tử (điện hạt nhân), từ năng lượng gió (điện gió), từ năng lượng mặt trời (điện mặt trời), từ năng lượng nhiệt (nhiệt điện....).
Hình 3.8. Sơ đồ nhà máy thủy điện
b. Công nghệ điện - quang
Công nghệ điện – quang là công nghệ biến đổi điện năng thành quang năng. Theo nguyên lí hoạt động, công nghệ điện - quang chia thành ba loại:
- Đèn sợi đốt: khi dòng điện đi qua sợi đốt điện năng chuyển hoá thành nhiệt năng sau đó nhiệt năng chuyển hoá thành quang năng.
- Đèn phóng điện: khi điện áp đặt vào hai điện cực, sự phóng điện xảy ra, sẽ tạo ra tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ trong ống thuỷ tinh phát ra ánh sáng.
- Đèn LED (Light Emitting Diode): là công nghệ dựa trên nguyên li chuyển từ điện năng thành quang năng khi cho dòng điện một chiều chạy qua diode.
Hình 3.9. Các loại bóng đèn điện chiếu sáng
c. Công nghệ điện - cơ
- Công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ là công nghệ biến đổi năng lượng điện sang cơ năng. nhóm:
- Theo dạng chuyển động đầu ra công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ chia thành hai
+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay.
+ Công nghệ biến đổi năng lượng điện - cơ ở dạng tịnh tiến.
- Sản phẩm công nghệ biến đổi năng lượng điện – cơ ở dạng quay đặc trưng là động cơ điện và nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp như quạt điện, máy xay xát, máy hút bụi, máy bơm nước, các động cơ dẫn động trong công nghiệp...
- Sản phẩm công nghệ biển đổi năng lượng điện - cơ ở dạng tinh tiễn được ứng dụng trong đời sống như van điện tử, relay điện....
d. Công nghệ điều khiển và tự động hoá
- Công nghệ điều khiển và tự động hoá là công nghệ thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống điều khiển nhằm mục đích tự động các quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp.
- Sản phẩm của công nghệ điều khiển và tự động hoá là các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động, giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, thời gian và chi phí.
Hình 3.11. Dây chuyền tự động hóa lắp ráp ôtô
e. Công nghệ truyền thông không dây
- Công nghệ truyền thông không dây là công nghệ cho phép truyền tải thông tin qua một khoảng cách mà không cần dây dẫn làm môi trường truyền.
- Khi truyền hoặc nhận dữ liệu sử dụng sóng điện từ trong không gian, thông tin từ người gửi đến người nhận được thực hiện trên băng tần xác định ở mỗi kênh có dung lượng và băng thông tần số cố định.
- Truyền thông không dây chia thành các loại:
+ Công nghệ Wi-Fi.
+ Công nghệ Bluetooth.
+ Công nghệ mạng di động.
Hình 3.12. Một số thiết bị sử dụng mạng truyền thông không dây
Bài tập minh họa
Bài 1.
Quan sát và cho biết hình 3.1 mô tả công nghệ nào; hãy liệt kê các sản phẩm của công nghệ đó mà em biết; hãy kể tên một số công nghệ khác mà em biết
Hình 3.1.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3.1., nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, liên hệ thực tiễn
Lời giải chi tiết:
- Sau khi quan sát hình 3.1, công nghệ được mô tả trong hình là công nghệ hàn
- Các sản phẩm của công nghệ đó trong một số lĩnh vực là:
+ Xây dựng: hàn các giàn giáo xây dựng, các thiết bị máy,…
+ Gia dụng : cổng, cửa sắt, bàn ghế
+ Mỹ thuật : trám tượng, ….
Tên một số công nghệ khác mà em biết
+ Công nghệ luyện kim
+ Công nghệ đúc
+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa,…
Luyện tập Bài 3 Công nghệ 10 KNTT
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Kể tên được một số công nghệ phổ biến.
- Tóm tắt được nội dung cơ bản của một số công nghệ phổ biến.
3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 5
-
- A. Công nghệ đúc
-
B.
Công nghệ luyện kim
- C. Công nghệ gia công cắt gọt
- D. Công nghệ gia công áp lực
-
- A. kim loại đen
- B. kim loại màu
- C. Cả 2 đáp án trên
- D. Đáp án khác
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 3 Công nghệ 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 14 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 14 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 15 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 16 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 16 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 18 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 18 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 19 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 20 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Kết nối năng lực trang 20 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 1 trang 21 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá 2 trang 21 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Khám phá trang 22 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 22 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 3 Công nghệ 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!