OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6: Cách mạng công nghiệp


Qua nội dung bài giảng Cách mạng công nghiệp môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về: Đánh giá công nghệ và sản phẩm công nghệ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ. Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất khi ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội. Cho tới nay, lịch sử loài người đã chứng kiến bốn cuộc cách mạng công nghiệp với các đặc trưng, động cơ hơi nước và cơ giới hoá, năng lượng điện và sản xuất hàng loạt; công nghệ thông tin và tự động hoá; công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

 

1.2. Các cuộc cách mạng công nghiệp

a. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII, bắt đầu từ nước Anh, sau đó lan rộng ra châu Âu, Hoa Kĩ và các nước trên toàn thế giới. Trước đó, nền kinh tế nhỏ lẻ, dựa vào nông nghiệp là chính với sức người, sức kéo của động vật và các nguồn năng lương tự nhiên.

Có nhiều thành tựu, sáng chế đã ra đời trong giai đoạn này. Nổi bật là máy hơi nước của James Watt, máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwight, luyện thép của Henry Cort. Những phát minh này đã giúp cho ngành dệt may, luyện kim và giao thông phát triển mạnh mẽ.

Hình 6.2. Xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước

 

Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là năng lượng hơi nước và cơ giới hóa, thúc đầy quá trình đô thị hoả và phát triển công nghiệp.

Những sự thay đổi trên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã giúp sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động, tạo ra bứt phá trong công nghiệp, nông nghiệp, giúp nền kinh tế của các nước đi lên.

 

b. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Hình 6.3. Điện năng với cuộc sống

Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX. Thời gian này, gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức và Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn này, Thomas Edison khai trương nhà máy điện đầu tiên trên thế giới (năm 1882). Sự xuất hiện của điện đã tạo điều kiện cho sự ra đời của hàng loạt các sáng chế như bóng đèn, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, ...Bên cạnh sự ra đời của điện năng và các sản phẩm sử dụng điện, lĩnh vực động cơ và ô tô cũng phát triển mạnh mẽ. Năm 1885, chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong do Karl Benz chế tạo. Nam 1908, hãng Ford Motor đã chế tạo thành công chiếc xe hơi chạy bằng động cơ đốt trong tại Mỹ.

 

Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là năng lượng điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã mở đầu kỉ nguyên điện khí hoá, tạo đã phát triển cho các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hoá chất. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ra đời, hình thành lực lượng lao động mới.

 

c. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời vào những năm 70 của thế kỉ XX khởi đầu từ nước Mỹ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có hai phát minh rất quan trọng là máy tính xách tay 1970 và mạng Internet vào những năm 90. Trước đó là việc phát minh ra bóng bán dẫn của John Bardeen, Walter Brattain và William Shockley.

Năm 1968, các kĩ sư của General Motor đã sang chế ra bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC). Sáng chế này cùng với sự phát triển của công nghiệp robot đã tạo ra kỉ nguyên tự động hoá mức độ cao.

 

Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là công nghệ thông tin và tự động hoá. Sự ra đời của máy tính và tự động hoá sản xuất đã làm giảm giá thành, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.

Hình 6.4. Máy tính bàn

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xoăn nhoà mọi ranh giới giữa các nhà máy, vùng miền, quốc gia, khu vực và mang lại sự kết nối thông tin toàn cầu, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, về quy mô và tốc độ phát triển sản xuất, làm biến đổi mạnh mẽ dời sống con người và xã hội. Nhiều ngành công nghiệp truyền thống bị mất đi, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời. Lực lượng lao động đứng trước thách thức bị thay thế bởi robot công nghiệp.

 

d. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Năm 2011, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên được sử dụng tại Đức. Tới năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề “Làm chủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư", chính thức đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba với các công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT); in 3D; trí tuệ nhân tạo (AI).

Ngày nay, những thành tựu về công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang được ứng dụng rộng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Điển hình là robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu thông minh và công nghệ nano.

 

Vai trò và đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có đặc trưng cơ bản là công nghệ số, tính kết nối và trí thông minh nhân tạo.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các công nghệ đặc trưng, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, thay đổi cách thức sống, làm việc, sản xuất và di chuyển của con người, xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh mới; thay đổi mạnh mẽ quản trị xã hội với việc hình thành chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Hình 6.5. Điều khiển thông minh

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Quan sát hình 6.1 em hãy lựa chọn thuật ngữ ứng với các hình đại diện của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp.

 

Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

 

Lời giải chi tiết:

a – (4): động cơ hơi nước

b – (3): năng lượng điện

c – (1): công nghệ thông tin

d – (2): kết nối thông minh

ADMICRO

Luyện tập Bài 6 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Tóm tắt được nội dung cơ bản, vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 33 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 33 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 34 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 35 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 36 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 37 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 38 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 38 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF