-
Câu hỏi:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo sai?
-
A.
Tứ giác là hình bình hành thì có hai cặp cạnh đối bằng nhau.
-
B.
Tam giác đều thì có ba góc có số đo bằng 600.
-
C.
Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
-
D.
Một tứ giác có bốn góc vuông thì tứ giác đó là hình chữ nhật.
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: C
Ta tìm mệnh đề đảo của các mệnh đề đã cho.
Gọi A’; B’; C’ và D’ lần lượt là các mệnh đề đảo của các mệnh đề A, B, C ,D.
A’. Tứ giác có hai cặp cạnh đối bằng nhau là hình bình hành
Mệnh đề này đúng- theo dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
B’. Tam giác có ba góc có số đo bằng 600 là tam giác đều.
Mệnh đề này đúng.
C’. Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau.
Mệnh đề này sai. Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì chưa chắc hai tam giác đó bằng nhau.
Ví dụ cho tam giác ABC không cân, đường cao AH. Gọi M là trung điểm BC.
Khi đó diện tích tam giác AMB và AMC là bằng nhau nhưng hai tam giác này không bằng nhau.
D’. Một tứ giác là hình chữ nhật thì tứ giác đó có bốn góc vuông.
Mệnh đề này đúng theo định nghĩa hình chữ nhật.
Chọn đáp án C
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải -
A.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Trong các mệnh đề đã cho sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
- Trong các mệnh đề đã cho sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
- Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề: “Số 6 chia hết cho cả 2 và 3”:
- Mệnh đề nào sau đây sai?
- Một mệnh đề có thể có đặc điểm nào sau đây?
- Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo sai?
- Mệnh đề đảo của mệnh đề “Ba số tự nhiên liên tiếp thì có tổng chia hết cho 3” được phát biểu là:
- Cho mệnh đề : “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho ?
- Cho các phát biểu sau, hỏi có bao nhiêu phát biểu là mệnh đề ?
- Trong các mệnh đề cho sau, mệnh đề nào không phải là định lí ?