-
Câu hỏi:
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào không phải là định lí ?
-
A.
Điều kiện đủ để trong mặt phẳng, hai đường thẳng song song với nhau là hai đường thẳng ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
-
B.
Điều kiện đủ để diện tích tam giác bằng nhau là hai tam giác ấy bằng nhau.
-
C.
Điều kiện đủ để hai đường chéo của một tứ giác vuông góc với nhau là tứ giác ấy là hình thoi.
-
D.
Điều kiện đủ để một số nguyên dương aa có tận cùng bằng 5 là số đó chia hết cho 5.
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: D
Đáp án A: Trong mặt phẳng, nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song.
Mệnh đề đúng.
Đáp án B: Nếu hai tam giác bằng nhau thì diện tích của chúng bằng nhau.
Mệnh đề đúng.
Đáp án C: Nếu tứ giác là hình thoi thì nó có hai đường chéo vuông góc với nhau.
Mệnh đề đúng.
Đáp án D: Nếu một số nguyên dương chia hết cho 5 thì tận cùng của nó bằng 5.
Đây là mệnh đề sai vì còn xảy ra trường hợp tận cùng bằng 0.
Chọn đáp án D
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải -
A.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Trong các mệnh đề đã cho sau, mệnh đề nào là mệnh đề đúng?
- Trong các mệnh đề đã cho sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
- Lập mệnh đề phủ định của mệnh đề: “Số 6 chia hết cho cả 2 và 3”:
- Mệnh đề nào sau đây sai?
- Một mệnh đề có thể có đặc điểm nào sau đây?
- Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo sai?
- Mệnh đề đảo của mệnh đề “Ba số tự nhiên liên tiếp thì có tổng chia hết cho 3” được phát biểu là:
- Cho mệnh đề : “Nếu một tứ giác là hình thang cân thì tứ giác đó có hai đường chéo bằng nhau”. Mệnh đề nào sau đây tương đương với mệnh đề đã cho ?
- Cho các phát biểu sau, hỏi có bao nhiêu phát biểu là mệnh đề ?
- Trong các mệnh đề cho sau, mệnh đề nào không phải là định lí ?