OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    1) Cho tam giác ABC có trọng tâm G và điểm N thỏa mãn \(\overrightarrow {NB{\kern 1pt} {\kern 1pt} }  - 3\overrightarrow {NC{\kern 1pt} {\kern 1pt} }  = \overrightarrow {0{\kern 1pt} {\kern 1pt} } \). Gọi P là giao điểm của AC và GN, tính tỉ số \(\frac{{PA}}{{PC}}\).

    2) Cho tam giác nhọn ABC, gọi H, E, K lần lượt là chân đường cao kẻ từ các đỉnh A, B, C. Gọi diện tích các tam giác ABC và HEK lần lượt là \({S_{\Delta ABC}}\) và \({S_{\Delta HEK}}\). Biết rằng \({S_{\Delta ABC}} = 4\,{S_{\Delta HEK}}\), chứng minh \({\sin ^2}A + {\sin ^2}B + {\sin ^2}C = \frac{9}{4}\).

    3) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\Delta ABC\) cân tại A. Đường thẳng AB có phương trình \(x + y - 3 = 0\), đường thẳng AC có phương trình \(x - 7y + 5 = 0\). Biết điểm M(1;10) thuộc cạnh BC, tìm tọa độ các đỉnh A, B, C. 

    Lời giải tham khảo:

    1)

    Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Đặt \(\overrightarrow {AP}  = k\overrightarrow {AC} \).

    \(\overrightarrow {GP}  = \overrightarrow {AP}  - \overrightarrow {AG}  = k\overrightarrow {AC}  - \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right)\)

    \( = \left( {k - \frac{1}{3}} \right)\overrightarrow {AC}  - \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} \).

    \(\overrightarrow {GN}  = \overrightarrow {GM}  + \overrightarrow {MN}  = \frac{1}{3}\overrightarrow {AM}  + \overrightarrow {BC}  = \frac{1}{6}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right) + \overrightarrow {AC}  - \overrightarrow {AB}  = \frac{7}{6}\overrightarrow {AC}  - \frac{5}{6}\overrightarrow {AB} \)

    Ba điểm G, P, N thẳng hàng nên hai vectơ \(\overrightarrow {GP} ,\overrightarrow {GN} \) cùng phương. Do đó \(\frac{{k - \frac{1}{3}}}{{\frac{7}{6}}} = \frac{{ - \frac{1}{3}}}{{ - \frac{5}{6}}} \Leftrightarrow \frac{{k - \frac{1}{3}}}{{\frac{7}{6}}} = \frac{2}{5} \Leftrightarrow k - \frac{1}{3} = \frac{7}{{15}} \Leftrightarrow k = \frac{4}{5} \Rightarrow \overrightarrow {AP{\kern 1pt} }  = \frac{4}{5}\overrightarrow {AC{\kern 1pt} } \)

    \( \Rightarrow AP = \frac{4}{5}AC \Rightarrow \frac{{PA}}{{PC}} = 4\)

    2)

    Đặt \(S = {S_{ABC}}\) thì từ giả thiết suy ra

          \(\begin{array}{l}
    {S_{EAK}} + {S_{KBH}} + {S_{HCE}} = \frac{3}{4}S\\
     \Rightarrow \frac{{{S_{EAK}}}}{S} + \frac{{{S_{KBH}}}}{S} + \frac{{{S_{HCE}}}}{S} = \frac{3}{4}
    \end{array}\)

    \(\begin{array}{l}
    \frac{{{S_{EAK}}}}{S} = \frac{{\frac{1}{2}AE.AK\sin A}}{{\frac{1}{2}AB.AC\sin A}} = \frac{{AE}}{{AB}}.\frac{{AK}}{{AC}} = \cos A.\cos A = {\cos ^2}A\\
    \frac{{{S_{KBH}}}}{S} = \frac{{\frac{1}{2}BK.BH.\sin B}}{{\frac{1}{2}AB.BC\sin B}} = \frac{{BK}}{{BC}}.\frac{{BH}}{{AB}} = \cos B.\cos B = {\cos ^2}B\\
    \frac{{{S_{HCE}}}}{S} = \frac{{\frac{1}{2}CH.CE.\sin C}}{{\frac{1}{2}AC.BC\sin C}} = \frac{{CH}}{{AC}}.\frac{{CE}}{{BC}} = \cos C.\cos C = {\cos ^2}C\\
    \frac{{{S_{EAK}}}}{S} + \frac{{{S_{KBH}}}}{S} + \frac{{{S_{HCE}}}}{S} = \frac{3}{4} \Leftrightarrow {\cos ^2}A + {\cos ^2}B + {\cos ^2}C = \frac{3}{4}\\
     \Leftrightarrow 1 - {\sin ^2}A + 1 - {\sin ^2}B + 1 - {\sin ^2}C = \frac{3}{4} \Leftrightarrow {\sin ^2}A + {\sin ^2}B + {\sin ^2}C = \frac{9}{4}
    \end{array}\)

    3) Toạ độ điểm A là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x + y - 3 = 0\\
    x - 7y + 5 = 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x = 2\\
    y = 1
    \end{array} \right.\). Vậy A(2;1).

    Phương trình các đường phân giác của góc A là \(\frac{{x + y - 3}}{{\sqrt 2 }} =  \pm \frac{{x - 7y + 5}}{{5\sqrt 2 }}\) \( \Leftrightarrow \) \(\left[ \begin{array}{l}
    x + 3y - 5 = 0\\
    3x - y - 5 = 0
    \end{array} \right.{\rm{  }}\begin{array}{*{20}{c}}
    {({d_1})}\\
    {({d_2})}
    \end{array}\)

    Do tam giác ABC cân tại A nên đường phân giác trong kẻ từ A cũng là đường cao.

    Xét trường hợp \(d_1\) là đường cao của tam giác ABC kẻ từ A.

    Phương trình đường thẳng BC là \(3x - y + 7 = 0\).

    Toạ độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x + y - 3 = 0\\
    3x - y + 7 = 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x =  - 1\\
    y = 4
    \end{array} \right. \Rightarrow B( - 1;4)\) .

    Toạ độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x - 7y + 5 = 0\\
    3x - y + 7 = 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x =  - \frac{{11}}{5}\\
    y = \frac{2}{5}
    \end{array} \right. \Rightarrow C\left( { - \frac{{11}}{5};\frac{2}{5}} \right)\).  

    \(\overrightarrow {MB}  = ( - 2; - 6),\overrightarrow {MC}  = \left( { - \frac{{16}}{5}; - \frac{{48}}{5}} \right) \Rightarrow \overrightarrow {MC}  = \frac{8}{5}\overrightarrow {MB}  \Rightarrow M\) nằm ngoài đoạn BC. Trường hợp này không thỏa mãn.

    Nếu \(d_2\) là đường cao của tam giác ABC kẻ từ A

    Phương trình đường thẳng BC là \(x + 3y - 31 = 0\).

    Toạ độ điểm B là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x + y - 3 = 0\\
    x + 3y - 31 = 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x =  - 11\\
    y = 14
    \end{array} \right. \Rightarrow B( - 11;14)\) .

    Toạ độ điểm C là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x - 7y + 5 = 0\\
    x + 3y - 31 = 0
    \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
    x = \frac{{101}}{5}\\
    y = \frac{{18}}{5}
    \end{array} \right. \Rightarrow C\left( {\frac{{101}}{5};\frac{{18}}{5}} \right)\)  .

    \(\overrightarrow {MB}  = ( - 12;4),\overrightarrow {MC}  = \left( {\frac{{96}}{5}; - \frac{{32}}{5}} \right) \Rightarrow \overrightarrow {MC}  =  - \frac{8}{5}\overrightarrow {MB}  \Rightarrow M\) thuộc đoạn BC.

    Vậy \(A(2;1),B( - 11;14),C\left( {\frac{{101}}{5};\frac{{18}}{5}} \right)\).

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF