OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    Cho parabol \(y={{x}^{2}}\) và đường thẳng \(y=2mx+1\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ giao điểm là \({{x}_{1}}\) và \({{x}_{2}}\). Tính giá trị biểu thức: \(A=\left| {{x}_{1}} \right|+\left| {{x}_{2}} \right|-\sqrt{x_{1}^{2}+2m{{x}_{2}}+3}\).  

    • A. 
      \(A=0\).
    • B. 
      \(A=1\).
    • C. 
      \(A=2\).
    • D. 
      \(A=3\).

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: A

    Phương trình hoành độ giao điểm của parabol \(y={{x}^{2}}\) và đường thẳng \(y=2mx+1\) là \({{x}^{2}}-2mx-1=0\) (1) có \(\Delta '={{m}^{2}}+1>0\) với mọi m.

    \(\Rightarrow\) Phương trình (1) luôn có hai nghiệm phân biệt \({{x}_{1}}\) và \({{x}_{2}}\)

    \(\Rightarrow\) Parabol \(y={{x}^{2}}\) và đường thẳng \(y=2mx+1\) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt. 

    Theo Hệ thức Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{align} & {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=2m \\ & {{x}_{1}}{{x}_{2}}=-1 \\ \end{align} \right.\)

    Do \({{x}_{1}}\) là nghiệm phương trình (1)

    Nên \(x_{1}^{2}-2m{{x}_{1}}-1=0\Rightarrow x_{1}^{2}=2m{{x}_{1}}+1\)

    Xét: \(\sqrt{x_{1}^{2}+2m{{x}_{2}}+3}=\sqrt{2m\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)+4}\) \(=\sqrt{2m.2m+4}=\sqrt{4{{m}^{2}}+4}\) (1)

    Ta có: \(\left| {{x}_{1}} \right|+\left| {{x}_{2}} \right|\\ =\sqrt{{{\left( \left| {{x}_{1}} \right|+\left| {{x}_{2}} \right| \right)}^{2}}}\\ =\sqrt{x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+2\left| {{x}_{1}}{{x}_{2}} \right|}\)

     \(=\sqrt{{{\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)}^{2}}-2{{x}_{1}}{{x}_{2}}+2\left| {{x}_{1}}{{x}_{2}} \right|}=\sqrt{4{{m}^{2}}+4}\)(2)

    Từ (1) và (2) suy ra \(A=\sqrt{4{{m}^{2}}+4}-\sqrt{4{{m}^{2}}+4}=0\)

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADMICRO/

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF