Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần Bài tập SGK, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
Danh sách hỏi đáp (233 câu):
-
Đoạn mạch gồm R1và R2 mắc nối tiếp chịu được HĐT lớn nhất đặt vào hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu ?
19/09/2018 | 1 Trả lời
Điện trở \(R_1\) = 10\(\Omega\) chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào 2 đầu dây dẫn của nó là \(U_1\) = 5V. Điện trở \(R_2\) = 5\(\Omega\) chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào 2 đầu dây dẫn của nó là \(U_2\) = 4V. Đoạn mạch gồm \(R_1\)và \(R_2\) mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu đoạn mạch này là bao nhiêu ?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tìm I qua mỗi điện trở R1=R2=4R3= 30 ôm?
19/09/2018 | 1 Trả lời
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1=R2=4R3= 30 ôm, R4=25 ôn.
a)Rtđ = ?. b)UAB = 45V. Tìm I qua mỗi điện trở.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính giá trị điện trở R4 trong đoạn mạch có R1 = 18 ôm, R2 = 20 ôm, R3 = 30 ôm
19/09/2018 | 1 Trả lời
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 18 ôm, R2 = 20 ôm, R3 = 30 ôm. Cường độ dòng điện của mạch chính là 0,5A, UR3 = 2,4V. Tính R4 = ?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tìm R4 trong đoạn mạch có R1=10 ôm, R2=30 ôm và khi K mở hay K đóng thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng nhau
19/09/2018 | 1 Trả lời
Cho mạch như hình vẽ. Biết R1=10 ôm, R2=30 ôm, R3= 20 ôm. Tìm R4 biết khi K mở hay K đóng thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng nhau.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
1 điện trở 10 \(\Omega\)được mắc vào hiệu điện thế 12V
a) tính cường độ chạy qua điện trở đó
b) muốn kiểm tra kết quả tính ở trên ta có thể ampe kế để đo . muốn ampe kế chỉ đúng giá trị cường độ dòng điện đã tính được ta phải có điều kiện gì ?vì sao ?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết bóng đèn Đ có số ghi: 6V-6W, R1=6Ω, R2=3Ω, R3=12Ω, R4=6Ω.
a) Đèn Đ sáng bình thường, nối một vôn kế có điện trở vô cùng lớn vào điểm E và F. Tìm số chỉ của vôn kế và UAB.
b) Coi UAB không đổi, nối một ampe kế có điện trở rất nhỏ vào hai điểm A và E. Xác định số chỉ của ampe kế, khi đó đèn Đ sáng như thế nào?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính điện trở của sợi dây khi thi tăng HĐT lên 3 lần thì CĐDĐ qua sợi dây là 3,6 A
19/09/2018 | 1 Trả lời
Đề: Khi mắc vào hai đầu dây một hiệu điện thế 48V thì cường độ dòng điện là I. Khi tăng hiệu điện thế lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua sợi dây lúc này là 3,6 A. Tính điện trở của sợi dây?
Giúp em với~!!!
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
cho mạch điện như hình vẽ . HĐT giữa 2 điểm A và B là 20 (V) luôn không đổi biết R1 = 3 Ω , R2 = R4 = R5 = 2Ω, R3 = 1Ω. điện trở của A và dây nối không đáng kể
1 Khi K mở tính :
a) Rtđ của cả mạch
b) số chỉ của ampe kế
2 Thay R2 và R4 lần lượt bằng Rx, Ry . Khi K đóng và mở ampe kế đều chỉ 1A . Tính giá trị của điện trở Rx, Ry
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính chiều dài của dây có tiết diện 0,5 mm2 mắc song song vào 2 điện thở r1=20 ôm, r2= 30 ôm
19/09/2018 | 1 Trả lời
có 2 điện thở r1=20 ôm, r2= 30 ôm mắc song song vào 2 điểm AB có Uab=9V.
Tính Rab, Tính I1,I2 ; Biết R1 bằng ni kê nin có p=0.4.10^-6 ôm.m, tiết diện 0,5 mm vuông. Tính chiều dài của dây
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính điện trở tương đương khi có dòng điện chạy qua mạch điện có (R2ntR6)//(R1ntR8)//(R3ntR7)
19/09/2018 | 1 Trả lời
Giúp e với ac. Mỗi điện trở cùng là 30 tính điện trở tương đương khi có dòng điện chạy vào C ra P
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Cường độ dòng điện qua mọi dây dẫn tỉ lệ như thế nào với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn đó?
19/09/2018 | 1 Trả lời
1. Cường độ dòng điện qua mọi dây dẫn đều ............ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó, nhưng hệ số tỉ lệ k có giá trị ..................
2. HÃy cho biết: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với mỗi đoạn dây dẫn là một đường thẳng có đi qua gốc tọa độ ( U=0, I=0) không?
3. a, Xác định thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với các dây dẫn khác nhau
Tính thương số\(\dfrac{U}{I}\) đối với từng dây dẫn đã khảo sát ở trên
Nhận xét giá trị thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với từng dây dẫn và với các dây dẫn khác nhau.
b, khái niệm điện trở : điền từ thích hợp vào chỗ trống ở đoạn văn sau:
Thương số \(\dfrac{U}{I}\) = R có giá trị ............ đối với .............. dây dẫn. Đối với mỗi dây dẫn khác nhau thì R có giá trị ........
Cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và đc gọi là điện trở .
Giúp mình với ạ
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Nếu đặt các HĐT lần lượt là 16V, 20V và 30V vào hai đầu vật dẫn thì CĐDĐ qua vật dẫn lần lượt là bao nhiêu ?
19/09/2018 | 1 Trả lời
Khi đo cường độ dòng điện qua vật dẫn , một học sinh thu được kết quảsau : Với U= 0 thì I = 0 còn khi U = 12 V thì I = 1,5 A . Hãy cho biết nếu đặt hiệu điện thếlần lượt là 16V, 20V và 30V vào hai đầu vật dẫn thì cường độ dòng điện qua vật dẫn lần lượt là bao nhiêu ? Giúp mình với! Help!1!!Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với một đoạn dây dẫn là đường thẳng có đi qua gốc tọa độ không ?
19/09/2018 | 1 Trả lời
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn tất kết luận:
Để tăng hay giảm ........... chạy qua dây dẫn (cho trước ) thì cần ............ hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Điểm khác nhau giữa hai mạch điện để khi mắc hai bóng đèn như nhau vào mạch điện lại cho các dòng điện có cường độ khác nhau là ........... giữa hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch có hiệu điện thế .............. sẽ cho dòng điện có cường độ .................. chạy qua bóng đèn.
2. Các nghiên cứu đã dẫn đến kết luận: đối với một dây dẫn, khi tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ tăng.
Liệu mối quan hệ đồng biến này có tuân theo quy luật được biểu diễn bằng biểu thức toán học nào không ?
3. Hãy cho biết: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa I và U đối với một đoạn dây dẫn là một đường thẳng có đi qua gốc tọa độ ( U = 0, I = 0 ) không ?
giúp em với e cần gấp để mai lên lớp ạ e cảm ơn
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế , đánh dấu chốt (+) và (-) của Ampe kế và Vôn kế
19/09/2018 | 1 Trả lời
Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế , đánh dấu chốt (+) và (-) của Ampe kế và Vôn kế
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính CĐDĐ chạy qua trong mạch có 2 điện trở R1=30 ôm và R2=50 ôm mắc nối tiếp với nhau
19/09/2018 | 1 Trả lời
hai điện trở R1=30 ôm và R2=50 ôm mắc nối tiếp voi nhau rồi nối vào hai cực của 1 nguồn điện có Hieu điện thế không đổi 120V
a,tính cường độ dòng điện chạy qua trong mạch
b,tính công của dòng điện qua mạch trong 30 phút
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
1/ Cho hai điện trở R1 và R2 trong đó R1=5R2.Đặt vào giữa hai đầu hai đầu mỗi điện trở này một hiệu điện thế là U thì dòng điện qua chúng là I1 và I2,trong đó I2=24 -I1.Tính R1 và R2
Tóm tắt giúp mình nhé !!!
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
1 đèn có ghi 220V-75W. Nhưng thực tế hiệu điện thế sử dụng khoảng 210V. Tính cường độ dòng điện qua đèn, đèn có sáng bình thường không, tại sao?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Trên một ấm điện có ghi 220V-990W
a) Tính cường độ dòng điện định mức của ấm
b) Tính điện trở của ấm khi bình thường.
c) Dùng ấm này để đun nước trong thời gian 20' ở U=220V. Tính điện năng tiêu thụ của ấm
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính CĐDĐ của I1 khi HĐT tăng 5 lần thì cường độ dòng điện lúc sau là I2=I1 +12 (A)
19/09/2018 | 1 Trả lời
1. Có hai điện trở, biết R1=2R2. Lần lượt đặt vào hai đầu điện trở R1 và R2 một hiệu điện thế U=18V thì cường độ dòng điện qua các điện trở lần lượt là I1 và I2 = I1+3. Tính R1, R2 và các dòng điện I1 , I2.
2. Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệy điện thế U1 thì cường độ dòng điện qua R là I1. Nếu hiệu điện thế tăng 5 lần thì cường độ dòng điện lúc này là I2=I1 +12 (A). Hãy tính cường độ dòng điện I1.
3. Cho hai điện trở R1 và R2, biết R1=R2 + 9. Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có mối liên hệ I2= 3 × I1. Hãy tính giá trị mỗi điện trở nói trên.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Có thể mắc hai bóng đèn có ghi 110V - 60W và 110V - 75W nối tiếp nhau vào HĐT 220 V được không
19/09/2018 | 1 Trả lời
Trên hai bóng đèn có ghi 110V - 60W và 110V - 75W. Có thể mắc hai bóng đèn này nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 220 V được không, tại sao?
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính công suất điện của bóng đèn khi mắc vào HĐT 36V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,8A
19/09/2018 | 1 Trả lời
Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 36V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,8A. Tính công suất điện của bóng đèn và điện trở của bóng đèn khi đó
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính giá trị điện trở R nối tiếp với điện trở R'=25 Ω và cùng đặt vào hai đầu đoạn mạch một HĐT U=32V
19/09/2018 | 1 Trả lời
Mắc điện trở R nối tiếp với điện trở R'=25 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=32V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,8A. Tính R
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Tính hiệu điện thế hai cực của mỗi viên pin ?
19/09/2018 | 1 Trả lời
Cho hai viên pin mới. Nối hai cực của viên pin thứ nhất với điện trở R = 2 Ω thì cường độ dòng điện qua R là I1=1,5A. Nối hai cực của viên pin thứ hai với R thì cường độ giảm đi 0,3 A. Tính hiệu điện thế hai cực của mỗi viên pin
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Có hai điện trở R1=8Ω và R2=12Ω. Đặt vào hai đầu mỗi điện trở cùng một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R1 là 1,2A.
a) Tính cường độ dòng điện qua R2.
b) Cần phải đặt vào 2 đầu mỗi điện trở những hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường dộ dòng điện qua các điện trở đều bằng 4A
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy -
Vì sao cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có HĐT 9V?
19/09/2018 | 1 Trả lời
Người ta đo được điện trở của người khoảng 500000 Ω khi hiệu điện thế đặt vào cơ thể người là 9V. Khi này, cường độ dòng điện qua người là bao nhiêu? Từ đó, hãy giải thích vì sao mà cơ thể người không gặp nguy hiểm khi chạm vào nguồn điện không đổi có hiệu điện thế là 9V.
Theo dõi (0)Gửi câu trả lời Hủy