Hướng dẫn giải bài tập Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 25 SGK Vật lý 9
Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
-
Bài tập C2 trang 26 SGK Vật lý 9
Dựa vào bảng 1, hãy tính điện trở của đoạn dây dẫn constantan dài l = 1 m và có tiết diện là S = 1 mm2.
-
Bài tập C3 trang 26 SGK Vật lý 9
Để xây dựng công thức tính điện trở R của một đoạn dây dẫn có chiều dài l, có tiết diện S và làm bằng vật liệu có điện trở suất p, hãy tính theo các bước như bảng 2.
-
Bài tập C4 trang 27 SGK Vật lý 9
Tính điện trở của đoạn dây đồng dài l = 4 m có tiết diện tròn, đường kính d = 1 mm (lấy π = 3,14).
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập C5 trang 27 SGK Vật lý 9
Từ bảng 1 hãy tính:
a) Điện trở của sợi dây nhôm dài 2 m và có tiết diện 1 mm2.
b) Điện trở của sợi dây nikêlin dài 8m, có tiết diện tròn và đường kính là 0,4 mm (lấy \(\pi\) = 3,14).
c) Điện trở của một dây ống đồng dài 400 m và có tiết diện 2 mm2
-
Bài tập C6 trang 27 SGK Vật lý 9
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 20oC có điện trở 25 Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy \(\pi\)= 3,14).
-
Bài tập 9.1 trang 24 SBT Vật lý 9
Trong các kim loại đồng, nhôm, sắt và bạc, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
A. Sắt B. Nhôm
C. Bạc D. Đồng -
Bài tập 9.2 trang 24 SBT Vật lý 9
Trong số các kim loại là đồng, sắt, nhôm và vonfram, kim loại nào dẫn điện kém nhất?
A. Vonfram B. Sắt
C. Nhôm D. Đồng
-
Bài tập 9.3 trang 24 SBT Vật lý 9
Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1, dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2 và dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. Khi so sánh các điện trở này, ta có:
A. R1>R2>R3 B. R1>R3>R2
C. R2>R1>R3 D. R3>R2>R1
-
Bài tập 9.4 trang 24 SBT Vật lý 9
Một sợi dây đồng dài 100m có tiết diện là 2mm2. Tính điện trở của sợi dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.
-
Bài tập 9.5 trang 24 SBT Vật lý 9
Một cuộn dây dẫn bằng đồng với khối lượng của dây dẫn là 0,5kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2.
a. Tính chiều dài dây dẫn, biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3.
b. Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8Ω.m.
-
Bài tập 9.6 trang 25 SBT Vật lý 9
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
B. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
C. Các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu.
D. Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
-
Bài tập 9.7 trang 25 SBT Vật lý 9
Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm, của vônfram là 5,5.10-8Ωm, của sắt là 12,0.10-8Ωm. Sự so sánh nào dưới đây là đúng?
A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm.
B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm.
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt.
D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram.
-
Bài tập 9.8 trang 25 SBT Vật lý 9
Dây dẫn bằng đồng được sử dụng rất phổ biến. Điều này không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Dây bằng đồng chịu được lực kéo căng tốt hơn dây bằng nhôm.
B. Đồng là kim loại có trọng lượng riêng nhỏ hơn nhôm.
C. Đồng là chất dẫn điện vào loại tốt nhất trong số các kim loại và tốt hơn nhôm.
D. Đồng là vật liệu không quá đắt so với nhôm và dễ kiếm.
-
Bài tập 9.9 trang 25 SBT Vật lý 9
Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa điện trở R của dây dẫn với chiều dài l, tiết diện S của dây dẫn và với điện trở suất ρ của vật liệu làm dây dẫn.
A. R=ρ.S/l
B. R=l/ρ.S
C. R=l.S/ρ
D. R=ρ.l/S
-
Bài tập 9.10 trang 26 SBT Vật lý 9
Một cuộn dây điện trở có trị số là 10Ω được quấn bằng dây Nikêlin có tiết diện là 0,1mm2 và có điện trở suất là 0,4.10-6Ωm.
a. Tính chiều dài của dây Nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này.
b. Mắc cuộn dây điện trở nói trên nối tiếp với một điện trở có trị số 5Ω và đặt hai đầu đoạn mạch nối tiếp này một hiệu điện thế là 3V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây điện trở.
-
Bài tập 9.11 trang 26 SBT Vật lý 9
Người ta dùng dây Nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Ωm để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5Ω và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?
-
Bài tập 9.12 trang 26 SBT Vật lý 9
Ở các nhà cao tầng người ta thường lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8Ωm. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40m và có đường kính tiết diện là 8mm.
-
Bài tập 9.13 trang 26 SBT Vật lý 9
Ghép mỗi đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh và có nội dung đúng.