OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3 trang 173 SGK Vật lý 12

Giải bài 3 tr 173 sách GK Lý lớp 12

Sự phát xạ cảm ứng là gì? Tại sao có thể khuếch đại ánh sáng dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Gợi ý trả lời bài 3

  • Năm 1917, khi nghiên cứu lí thuyết phát xạ, Anh-xtanh đã chứng minh rằng: ngoài hiện tượng phát xạ tự phát còn có hiện tượng phát xạ mà ông gọi là phát xạ cảm ứng. Hiện tượng đó như sau:

    • Nếu một nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hf, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε đúng bằng hf, bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε có cùng năng lượng và bay cùng phương với phôtôn ε. Ngoài ra, sóng điện từ ứng với phôtôn e hoàn toàn cùng pha với sóng điện từ ứng với phôtôn ε (H.49.2).   

    • Như vậy, nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân (H.46.3).

  • Sự khuếch đại ánh sáng là dựa trên hiện tượng phát xạ cảm ứng:

    • Các phôtôn này có cùng năng lượng (ứng với sóng điện từ có cùng bước sóng; do đó tính đơn sắc của chùm sáng rất cao); chúng bay theo cùng một phương (tính định hướng của chùm sáng rất cao); tất cả các sóng điện từ trong chùm sáng do các nguyên tử phát ra điều cùng pha (tính kết hợp của chùm sáng rất cao).

    • Ngoài ra, vì số phôtôn bay theo cùng một hướng rất lớn nên cường độ của chùm sáng có cường độ rất mạnh.

 

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Video hướng dẫn giải bài 3 SGK

Nếu bạn thấy gợi ý trả lời Bài tập 3 trang 173 SGK Vật lý 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF