Giải bài 7 tr 54 sách GK Lý lớp 11
Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2 Ω. Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6 Ω vào hai cực của nguồn điện này.
a) Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn.
b) Nếu tháo bỏ một bóng đèn thì bóng đèn còn lại sang mạnh hay yếu hơn so với trước đó.
Hướng dẫn giải chi tiết
Nhận định và phương pháp:
Bài 7 là dạng bài xác định công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn mắc song song và tính cường độ dòng điện khi tháo bỏ một bóng đèn
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
-
Bước 1: Xác định điện trở tương đương của mạch ngoài là \({R_1} = 3{\rm{ }}\Omega .\)
-
Bước 2: Xác định cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi bóng đèn.
-
Bước 3: Tính công suất tiêu thụ điện năng của mỗi bóng đèn.
-
Bước 4: Tính cường độ dòng điện khi tháo bỏ một bóng đèn và rút ra kết luận về độ sáng khi đó.
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 7 như sau:
-
Ta có:
Câu a:
Điện trở tương đương của mạch ngoài là \({R_1} = 3{\rm{ }}\Omega .\)
Cường độ dòng điện mạch chính là \({I_1} = 0,6{\rm{ }}A.\)
Cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn là \({I_{d1}} = 0,3A\)
Do đó công suất tiêu thụ điện năng của mỗi bóng đèn là \({P_d} = 0,54W\)
Câu b:
Khi tháo bỏ một bóng đèn thì điện trở mạch ngoài là \({R_2} = {\rm{ }}6\Omega \) và cường độ dòng điện chạy qua đèn \({I_{d2}} = 0,375A\) , nên bóng đèn sáng mạnh hơn trước đó.
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 5 trang 54 SGK Vật lý 11
Bài tập 6 trang 54 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 66 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 67 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 67 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 9.1 trang 24 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.2 trang 24 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.3 trang 24 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.4 trang 24 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.5 trang 25 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.6 trang 25 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.7 trang 25 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.8 trang 25 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.9 trang 25 SBT Vật lý 11
Bài tập 9.10 trang 25 SBT Vật lý 11
-
Cuộn dây thứ nhất có R1=20Ω, được quấn bằng dây dẫn có chiều dài tổng cộng là l1=40m và có đường kính tiết diện d1=0,5mm. Dùng dây dẫn được làm từ cùng vật liệu như cuộn dây thứ nhất, nhưng có đường kính tiết diện của dây là d2=0,3mm để quấn một cuộn dây thứ hai, có điện trở R2=30Ω. Tính chiều dài tổng cộng của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây thứ hai này.
bởi Long lanh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dây Nikêlin làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là 0,6mm thì cần dây có chiều dài là 2,88m. Hỏi nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện là 0,4 mm thì dây phải có chiều dài là bao nhiêu?
bởi thúy ngọc 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dây cáp điện bằng Cu có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. R của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này.
bởi Nguyễn Tiểu Ly 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai dây dẫn được làm từ cùng 1 loại vật liệu, có điện trở, chiều dài và tiết diện tương ứng là \({R_1},{\rm{ }}{l_1},{\rm{ }}{S_1}\) và \({R_2},{\rm{ }}{l_2},{\rm{ }}{S_2}\). Hệ thức nào dưới đây là đúng?
bởi Nguyễn Minh Hải 13/01/2022
A. \({R_1}.{l_1}.{S_1} = {R_2}.{l_2}.{S_2}\)
B. \(\dfrac{R_1.l_1}{S_1} = \dfrac{R_2.l_2}{S_2}\)
C. \(\dfrac{R_1.l_1}{S_1} = \dfrac{S_2.l_2}{R_2}\)
D. \(\dfrac{l_1}{R_1.S_1} = \dfrac{l_2}{R_2.S_2}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một dây Cu dài \(100m\), có tiết diện \(1mm^2\) thì có R là \(1,7Ω\). Một dây Cu khác có chiều dài \(200m\), có điện trở \(17Ω\) thì tiết diện là bao nhiêu?
bởi Dang Tung 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai dây dẫn được làm một vật liệu, dây thứ nhất dài hơn dây thứ hai 8 lần và có tiết diện lớn gấp 2 lần so với dây thứ hai. Hỏi dây thứ nhất có điện trở gấp mấy lần dây thứ hai?
bởi Bao Chau 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây Cu chất có chiều dài l, tiết diện đều S có R là 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\). Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
bởi Anh Thu 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để tìm sự phụ thuộc của R dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở các dây dẫn có những đặc điểm nào?
bởi Thùy Nguyễn 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây Al dài \({l_1} = 200m\), tiết diện \({S_1} = 1m{m^2}\) thì có điện trở . Hỏi một dây nhôm khác tiết diện \({S_{2}} = 2m{m^2}\) và điện trở \({R_{2}} = 16,8\Omega \) thì có chiều dài \({l_2}\) là bao nhiêu?
bởi Nguyễn Tiểu Ly 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây Cu có điện trở \(6,8Ω\) với lõi gồm \(20\) sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.
bởi Ngoc Son 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai dây dẫn Cu có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có \({S_1} = 5m{m^2}\) và điện trở \({R_1} = 8,5\Omega \) . Dây thứ hai có tiết diện \({S_2} = 0,5m{m^2}\). Tính điện trở \({R_2}\).
bởi Huy Tâm 12/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là \(l_1\), \(S_1\), \(R_1\) và \(l_2\), \(S_2\), \(R_2\). Biết \(l_1=4l_2\) và \(S_1=2S_2\). Kết luận về mối quan hệ giữa các điện trở \(R_1\) và \(R_2\) của hai dây dẫn này là đúng?
bởi Tieu Giao 12/01/2022
A. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp \(4.2=8\) lần, vậy \(R_1=8R_2\).
B. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở nhỏ hơn 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở lớn gấp 2 lần, vậy \({R_1} = \displaystyle{{{R_2}} \over 2}\)
C. Chiều dài lớn gấp 4 thì điện trở lớn gấp 4 lần, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn 2 lần, vậy \(R_1=2R_2\).
D. Chiều dài lớn gấp 4, tiết diện lớn gấp 2 thì điện trở nhỏ hơn \(4.2=8\) lần, vậy \({R_1} = \displaystyle{{{R_2}} \over 8}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời