Bài tập 5 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Từ độ cao 15m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20m/s hợp với phương ngang một góc 30o. Hãy tính:
a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất.
b) Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt tới.
c) Tầm bay xa của vật (khoảng cách từ hình chiếu của điểm ném trên mặt đất đến điểm rơi).
Lấy g = 10m/s2.
Hướng dẫn giải chi tiết
Chọn Ox ở mặt đất, Oy hướng lên đi quá điểm ném.
Ta có:
\(\begin{array}{l} x = {v_0}c{\rm{os}}\alpha .{\rm{t}}{\mkern 1mu} = 10\sqrt 3 t{\mkern 1mu} (m;s)\\ y = h + ({v_0}\sin \alpha )t - \frac{{g{t^2}}}{2} = 15 + 10t - 5{t^2}(m;s) \end{array}\)
a) Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất:
Khi vật tới chạm đất y = 0 \( \Leftrightarrow 15 + 10t - 5{t^2} = 0 \Rightarrow t = 3(s)\)
b) Độ cao cực đại mà vật đạt tới:
\(\begin{array}{l} H = {y_{\max }} = - \frac{{\rm{\Delta }}}{{4a}}\\ \Rightarrow H = - \frac{{{{10}^2} + 4.5.15}}{{4.( - 5)}} = 20{\mkern 1mu} (m) \end{array}\)
c) Tầm bay xa của vật :
\(L = {x_{\max }} = 10\sqrt 3 .3 \approx 52{\mkern 1mu} m.\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 4 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 6 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 7 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 8 trang 84 SGK Vật lý 10 nâng cao
Bài tập 15.1 trang 36 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.2 trang 36 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.3 trang 36 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.4 trang 36 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.5 trang 36 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.6 trang 37 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.7 trang 37 SBT Vật lý 10
Bài tập 15.8 trang 37 SBT Vật lý 10
-
Một ô tô có khối lượng 1500 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 45 km/h. Biết bán kính cong của cầu là 75 m. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của ô tô lên cầu vượt tại điểm cao nhất là?
bởi Nguyễn Minh Hải 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Lò xo được giữ cố định một đầu. còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
bởi Đặng Ngọc Trâm 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
So sánh trọng lượng của nhà du hành vũ trụ trong con tàu vũ trụ đang bay quanh Trái Đất trên quỹ đạo có bán kính bằng 2 lần bán kính Trái Đất với trọng lượng của người ấy khi còn ở mặt đất.
bởi Trần Phương Khanh 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai vật giống nhau, mỗi vật có trọng lượng P, đặt chồng lên nhau. Vật trên được buộc vào tường bằng một sợi dây. Vật dưới được kéo sang phải bằng một lực F nằm ngang (H.II.1).Hệ số ma sát trượt giữa các mặt tiếp xúc là µt. Hỏi lực F phải lớn hơn giá trị nào dưới đây thì vật dưới bắt đầu trượt ? Cho rằng lực ma sát nghỉ cực đại bằng lực ma sát trượt.
bởi can chu 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một chất điểm nằm cân bằng dưới tác dụng của ba lực Fl, F2 và F3 có độ lớn lần lượt là 6 N, 8 N và 10 N. Hợp lực của hai lực F1 và F2 có độ lớn là
bởi Duy Quang 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40 N hướng về phía Đông, lực F2 = 50 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70 N hướng về phía Tây và lực F4 = 90 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ?
bởi Nguyễn Lê Tín 03/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật được ném lên thẳng đứng sau \(2s\) lại rơi xuống đến vị trí ban đầu. Lấy \(g = 9,8 m/s^2\). Tính
bởi Trịnh Lan Trinh 03/01/2022
a) Tốc độ ban đầu \(v_0\) của vật.
b) Độ cao \(h\) mà vật đạt tới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 150 m/s ở độ cao 490 m thì thả một gói hàng. Lấy g = 9,8 m/s2.
bởi Anh Trần 03/01/2022
a) Bao lâu sau thì gói hàng sẽ rơi đến đất ?
b) Tầm bay xa (tính theo phương ngang) của gói hàng là bao nhiêu ?
c) Gói hàng bay theo quỹ đạo nào ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời