OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Đơn vị và sai số trong Vật Lý


Khi nghiên cứu một các đầy đủ, chi tiết về môn Vật lý có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Khi tiến hành đo một đại lượng vật lý, ta cần quan tâm đến đơn vị nào? Có những loại đơn vị nào? Ngoài ra, không có phép đo nào có thể cho ta kết quả thực của đại lượng cần đo mà luôn có sai số. Ta có thể gặp phải những loại sai số nào và cách hạn chế chúng ra sao?

Nội dung bài học này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên, cũng như làm quen với các phương pháp thực nghiệm Vật lý, biết cách tiến hành phép đo các đại lượng vật lý đặc trưng cho hiện tượng, xác định mối liên hệ giữa chúng, từ đó rút ra quy luật vật lý.

Mời các em cùng nhau nghiên cứu Bài 3: Đơn vị và sai số trong Vật Lý lớp 10 chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 trình bày dưới đây:

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đơn vị và thứ nguyên trong Vật lý

a. Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất

- Trong chương trình môn Khoa học tự nhiên ở Trung học Cơ sở, các em đã tìm hiểu một số đại lượng vật lí như: khối lượng, chiều dài, thời gian, diện tích, thể tích, áp suất, nhiệt độ,... và cũng đã thực hành đo từ lớp 6. Kết quả của phép đo bao gồm hai thông tin: số do cho biết giá trị của đại lượng đang xét và đơn vị của số đo.

- Tập hợp của đơn vị được gọi là hệ đơn vị. Trong khoa học Có rất nhiều hệ đơn vị được sử dụng, trong đó thông dụng nhất là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI (Système International dunités) được xây dựng trên cơ sở của 7 đơn vị cơ bản (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Các đơn vị cơ bản trong hệ SI

STT

Đơn vị

Kí hiệu

Đại lượng
1

mét

m Chiều dài
2 kilogam kg Khối lượng
3 giây s Thời gian
4 kelvin K Nhiệt độ
5 ampe A Cường độ dòng điện
6 mol mod Lượng chất
7 candela cd Cường độ ánh sáng

- Khi số đo của đại lượng đang xem xét là một bội số hoặc ước số thập phân của mười, ta có thể sử dụng tiếp đâu ngữ như trong Bảng 3.2 ngay trước đơn vị để phần số đo được trình bày ngắn gọn.

Bảng 3.2. Tên và kí hiệu tiếp đấu ngữ của

Kí hiệu

Tên đọc

Hệ số

Kí hiệu Tên đọc Hệ số
Y

yotta

1024 y yokto 10-24
Z zetta 1021 z zepto 10-21
E eta 1028 a atto 10-18
P peta 1015 f femto 10-15
T tera 1012 P pico 10-12
G giga 109 n nano 10-9
M mega 106 \(\mu \) micro 10-6
k kilo 103 m mili 10-3
h hecto 102 c centi 10-2
da deka 101 d deci 10-1

Ví dụ: Ta có thể viết quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là khoảng 1730 km thay vì 1730.103 m, hoặc khối lượng trung bình của một con muỗi có thể được viết là 2 mg thay vì 2-10-3g.

- Ngoài 7 đơn vị cơ bản, những đơn vị còn lại được gọi là đơn vị dẫn xuất. Mọi đơn vị dẫn xuất đều có thể phân tích thành các đơn vị cơ bản dựa vào mối liên hệ giữa các đại lượng tương ứng.

b. Thứ nguyên

- Thử nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.

- Thứ nguyên của một đại lượng X được biên diễn dưới dạng [X]. Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản thường sử dụng được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thứ nguyên của một số đại lượng cơ bản

Đại lượng cơ bản Thứ nguyên
[Chiều dài] L
[Khối lượng] M
[Thời gian] T
[Cường độ dòng điện] I
[Nhiệt độ] K

Một đại lượng vật lí có thể được biểu diễn bằng nhiều đơn vị khác nhau nhưng chỉ có một thử nguyên duy nhất. Một số đại lượng vật lí có thể có cùng thứ nguyên.

Ví dụ:

- Toạ độ, quãng đường đi được có thể được biểu diễn bằng đơn vị mét, cây số, hải lý, feet, dặm,... nhưng chỉ có một thứ nguyên L.

- Tốc độ, vận tốc có thể được biểu diễn bằng đơn vị m/s, km/h, dặm/giờ nhưng chỉ có một thứ nguyền L.T-1.

Lưu ý: Trong các biểu thức vật lí:

- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng thứ nguyên.

- Hai vế của một biểu thức vật lí phải có cùng thử nguyên.

c. Vận dụng mối liên hệ giữa đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản của hệ SI

Ví dụ: Để xác định quãng đường đi được s của một chất điểm chuyển động thẳng đều, một bạn học sinh đã viết thời gian như sau: s = \(\alpha \).v.t2 với v và t lần lượt là vận tốc và thời gian, \(\alpha \) là hằng số không thử nguyên. Dựa vào việc xác định thử nguyên, em hãy cho biết công thức trên là đúng hay sai.

Bài giải

- Thử nguyên của các đại lượng s, v và t lần lượt là L, L.T-1 và T.

- Từ đó, ta thấy vế trái của công thức trên có thứ nguyên L trong khi vế phải lại có thứ nguyên L.T.

- Do 2 vế của công thức không cùng thử nguyên nên bạn học sinh chưa đưa ra được Công thức chính xác.

- Dựa vào phân tích thử nguyên, ta cần sửa lại công thức chính xác như sau: s = \(\alpha \).v.t

- Trong hệ SI, s, v và t lần lượt có đơn vị là m, m.s-1, s.

1.2. Sai số trong phép đo và cách hạn chế

a. Các phép đo trong Vật lí

Hình 3.1. a) Bình chia độ              b) Cân

- Phép đo các đại lượng vật lí là phép so sánh chúng với đại lượng cùng loại dược quy ước làm đơn vị.

+ Phép đo trực tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo (ví dụ như đo khối lượng bằng cân, đo thể tích bằng bình chia độ).

+ Phép đo gián tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp (ví dụ như đo khối lượng riêng).

b. Các loại sai số của phép đo

Hình 3.2. Một số nguyên nhân gây ra sai số khi đo

- Trong quá trình thực hiện phép đo, chúng ta không thể tránh khỏi sự chênh lệnh giữa giá trị thật và số đo giá trị đo được). Độ chênh lệch này gọi là sai số.

- Như vậy, mọi phép đo đều tồn tại sai số. Nguyên nhân gây ra sai số là do giới hạn về độ chính xác của dụng cụ đo, do kĩ thuật đo, quy trình đo, chủ quan của người đo,...

- Xét theo nguyên nhân thì sai số của phép đo được phân thành hai loại là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.

+ Sai số hệ thống là sai số có tính quy luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo. Sai số hệ thống làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định so với giá trị thực.

  • Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo. Ngoài ra, sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo (gọi là sai số dụng cụ). Đối với một số dụng cụ đo, sai số này thường được xác định bằng một nửa độ chia nhỏ nhất.
  • Trong thực hiện phép đo, cần tìm được nguyên nhân gây ra sai số hệ thống để tìm cách hạn chế. Sai số hệ thống có thể được hạn chế bằng cách thường xuyên hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao.

+ Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Sai số này thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.

  • Ví dụ: Khi đo thời gian rơi của một vật bằng đồng hồ bấm giây, phản xạ của người đó sẽ gây ra sai số ngẫu nhiên. Khi đo khối lượng của một vật nhỏ bằng một cân hiện số có độ nhạy cao, các yếu tố khách quan như gió, bụi cũng có thể gây ra sai số ngẫu nhiên.
  • Sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế bằng cách thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo.

c. Cách biểu diễn sai số của phép đo

- Khi tiến hành đo đạc, giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng \(x = \overline x  + \Delta x\) (3.1) với \(x = \overline x  + \Delta x\) là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần \(\overline x  = \frac{{{x_1} + {x_2} + ... + {x_n}}}{n}\)    (3.2)

- Giá trị trung bình có thể xem là giá trị gần đúng nhất với giá trị thật của đại lượng vật li cần đo.

- Sai số của phép đo có thể biểu diễn dưới dạng:

+ Sai số tuyệt đối là \(\Delta x\) trong công thức (3.1).

  • Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo được xác định bằng trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lán do. \(\Delta {x_i} = |\overline x  - {x_i}|\) (3.3) với xi là giá trị đo lần thứ i.
  • Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được xác định theo công thức: \(\overline {\Delta x}  = \frac{{\Delta {x_1} + \Delta {x_2} + ... + \Delta {x_n}}}{n}\)        (3.4)
  • Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dung cụ:
  • \(\Delta x = \overline {\Delta x}  + \Delta {x_{dc}}\)   (3.5)
  • Trong đó sai số dụng cụ \(\Delta {x_{dc}}\), thường được xem có giá trị bằng một nửa độ chia nhỏ nhất đối với những dụng cụ đơn giản như thước kẻ, cân bàn, bình chia độ,... Trong nhiều trường hợp, sai số dụng cụ thường được cung cấp chính xác bởi nhà sản xuất.

+ Sai số tương đối được xác định bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo theo công thức: \(\delta x = \frac{{\Delta x}}{{\overline x }}.100\% \) (3.6)

  • Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo.

d. Cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp

- Trong đa số trường hợp, một đại lượng cần đo (có giá trị F) được xác định gián tiếp thông qua việc đo trực tiếp những đại lượng khác (có giá trị x, y, z,...).

- Ví dụ: Khối lượng riêng được xác định bằng thương số của khối lượng và thể tích, chu vi hình chữ nhật được xác định bằng hai lần tổng của hai cạnh liên tiếp.

- Nguyên tắc xác định sai số trong phép đo gián tiếp như sau:

+ Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng:

  • Nếu \(F = x \pm y \pm z\)... thì \(\Delta F = \Delta x + \Delta y + \Delta z\)

+ Sai số tương đối của một tích hoặc thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số:

  • Nếu \(F = {x^m}\frac{{{y^n}}}{{{z^k}}}\) thì \(\delta F = m.\delta x + n.\delta y + k.\delta z\)
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Khi tiến hành đo đại lượng vật lý ta cần quan tâm đến những loại đơn vị nào? 

Hướng dẫn giải

Các đơn vị cơ bản trong hệ SI

STT

Đơn vị

Kí hiệu

Đại lượng
1

mét

m Chiều dài
2 kilogam kg Khối lượng
3 giây s Thời gian
4 kelvin K Nhiệt độ
5 ampe A Cường độ dòng điện
6 mol mod Lượng chất
7 candela cd Cường độ ánh sáng

Bài 2: Dùng một thước milimet đo 5 lần khoảng cách s giữa hai điểm A,B đều cho một giá trị như nhau bằng 798mm. Tính sai số phép đo này và viết kết quả đo.

Hướng dẫn giải:

Lập bảng giá trị, ta được:

Lần đo

\({s_i}\) (mm)

\(\Delta {s_i}\) (mm)

\(\Delta s'\)(mm)

1

798

0

 

2

798

0

 

3

798

0

 

4

798

0

 

5

798

0

 

Trung bình

798

0

1

 

Ta có: \(\overline s  = \dfrac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_5}}}{5} = 798mm\)

Sai số ngẫu nhiên: \(\overline {\Delta s}  = 0mm\)

Sai số dụng cụ: \(\Delta s' = 1mm\)

→ Sai số của phép đo: \(\Delta s = \overline {\Delta s}  + \Delta s' = 0 + 1 = 1mm\)

Kết quả đo: \(s = \overline s  \pm \Delta s = 798 \pm 1\left( {mm} \right)\)

Bài 3: Hãy phân biệt phép đo gián tiếp và phép đo trực tiếp?

Hướng dẫn giải

- Phép đo trực tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo (ví dụ như đo khối lượng bằng cân, đo thể tích bằng bình chia độ).

- Phép đo gián tiếp: giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp (ví dụ như đo khối lượng riêng).

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Vật Lý 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Đơn vị và thứ nguyên

- Các loại sai số đơn giản và cách hạn chế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Vật Lý 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Vật Lý 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 15 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 2 trang 16 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 3 trang 17 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 17 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 17 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 4 trang 18 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 5 trang 19 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 6 trang 19 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 7 trang 19 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 20 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 20 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 22 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 22 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 23 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 23 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.1 trang 10 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.2 trang 10 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.3 trang 10 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.4 trang 10 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.5 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.6 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 3.7 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.1 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.2 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.3 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.4 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.5 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.6 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.7 trang 11 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.8 trang 12 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.9 trang 12 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 3.10 trang 12 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 3 Vật Lý 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF