OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 10 Bài 25: Động năng


Mọi vật xung quanh ta đều mang năng lượng. Năng lượng là một trong các đại lượng cơ bản nhất, đặc trưng cho trạng thái của một vật trong thế giới tự nhiên, nó có thể trao đổi và chuyển hóa lẫn nhau.

Trong bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu một dạng năng lượng mà vật có được do chuyển động, gọi là động năng.

Mời các em cùng theo dõi Bài 25: Động năng, để nắm được những đặc điểm, tính chất, công thức và một định lý quan trọng có liên quan đến động năng nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm động năng

2.1.1. Năng lượng

  • Mọi vật xung quanh chúng ta đều mang năng lượng. Khi tương tác với các vật khác thì giữa chúng có thể trao đổi năng lượng.

  • Sự trao đổi năng lượng có thể diễn ra dưới những dạng khác nhau : Thực hiện công, tuyền nhiệt, phát ra các tia mang năng lượng, …

2.1.2. Động năng

  • Động năng là dạng năng lượng mà vật có được do nó đang chuyển động.

  • Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lực lên vật khác và lực này thực hiện công.

2.2. Công thức tính động năng

1. Xét vật khối lượng m dưới tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) không đổi và vật chuyển động dọc theo giá của lực.

  • Giả sử sau khi đi được quãng đường s vận tốc của vật biến thiên từ giá trị \(\overrightarrow {\,{v_1}} \) đến giá trị \(\overrightarrow {\,{v_2}} \) .

  • Ta có : \(a = \frac{F}{m}\) (1) và   \({v_2}^2-{v_1}^2 = 2as\) (2). 

  • Từ (1) và (2) suy ra :

\(\frac{1}{2}m{v_2}^2 - \frac{1}{2}m{v_1}^2 = F.s = A\)

2. Trường hợp vật bắt đầu từ trạng thái nghĩ (\({v_1} = 0\,\)), dưới tác dụng của lực  \(\overrightarrow F \) , đạt tới trạng thái có vận tốc \({v_2} = v\,\) thì ta có :

\(\frac{1}{2}m{v^2} = A\)

  • Đại lượng  \(\frac{1}{2}m{v^2}\) biểu thị năng lượng mà vật thu được trong quá trình sinh công của lực \(\overrightarrow F \) và được gọi là động năng của vật.

  • Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: 

\({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

  • Đơn vị của động năng là Jun (J)

2.3. Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng

\(A = \frac{{mv_2^2}}{2} - \frac{{mv_1^2}}{2}\)

\(\frac{{mv_1^2}}{2}\) : động năng của vật ở vị trí 1

\(\frac{{mv_2^2}}{2}\) : động năng của vật ở vị trí 2

A : công của lực \(\vec F\) tác dụng vào vật làm vật di chuyển từ vị trí 1 đến vị trí 2.

  • Công của ngoại lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật.

  • Hệ quả :

    • Khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng tăng. Ngược lại khi ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng giảm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Một ô tô 2 tấn chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB = 100m, khi qua A ô tô có vận tốc 10m/s và đến B vận tốc của ô tô là 20m/s. Biết lực kéo của động cơ có độ lớn 4000N, lấy g = 10m/s2.
a.  Tìm hệ số ma sát \({\mu _1}\) trên đoạn đường AB.
b.  Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40 m nghiêng 30° so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trên mặt dốc là \({\mu _2} = \frac{1}{{5\sqrt 3 }}\). Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không?
c.  Nếu đến B với vận tốc trên, muốn xe lên dốc và dừng lại tại C thì phải tác dụng lên xe một lực có hướng và độ lớn thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

  • Đoạn AB vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.

  • Đoạn BC vật chuyển động thẳng chậm dần đều.

a.

 \(0,5m{v_b}^2 - {\rm{ }}0,5m{v_a}^2 = (F - {\rm{ }}{F_{ms}}).AB \Rightarrow {F_{ms}} = {\rm{ }}1000N\)
 \({F_{ms1}} = {\mu _1}.N = {\rm{ }}{\mu _1}.P = {\rm{ }}{\mu _1}.mg \Rightarrow {\mu _1} = {\rm{ }}0,05\)
b.

\({F_{ms2}} = {\mu _2}.N = {\mu _2}.Pcos\alpha  = {\mu _2}.mgcos\alpha  = 2000N\) 

  • Áp dụng định luật II Newton cho mặt phẳng nghiêng BC

 \( - {\rm{ }}Psin\alpha  - {F_{ms2}} = ma \Rightarrow a{\rm{ }} =  - 6m/{s^2}\)

  • Vật trượt lên mặt phẳng nghiêng BC cho đến khi dừng lại (v = 0)

 \({v^2} - {\rm{ }}{v_b}^2 = 2as \Rightarrow s{\rm{ }} = 33,3m < {\rm{ }}40m\)

⇒ Vật chưa trượt lên đến đỉnh C.
c.  

  • Muốn vật trượt đến đỉnh C lực tác dụng vào vật phải có phương song song với mặt phẳng BC chiều hướng từ B đến C.

  • Độ lớn lực thêm vào tối thiểu (tương đương với xe lên đến C thì dừng \( \Rightarrow {v_c} = 0\)  )

\(0,5m{v_c}^2 - 0,5m{v_b}^2 = (F' - Psin\alpha {\rm{ }} - {F_{ms2}}).BC\)
 \( \Rightarrow F' = {\rm{ }}28000N\)

Bài 2

Vật khối lượng 2kg chuyển động với vận tốc v = 5m/s đến va chạm với vật có cùng khối lượng đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật chuyển động theo hai hướng khác nhau hợp với phương chuyển động ban đầu các góc lần lượt là 30o, 60o. Tính động năng từng vật trước và sau khi va chạm. Chứng minh động năng của hệ va chạm được bảo toàn.

Hướng dẫn giải

  • Ta có:

\(p{'_1} = {p_1}cos30 \Rightarrow v{'_1} = {v_1}cos30 = 2,5\sqrt 3 \left( {m/s} \right)\)
\(p{'_2} = {p_2}cos60 \Rightarrow v{'_2} = {v_1}cos60{\rm{ }} = 2,5{\rm{ }}\left( {m/s} \right)\)

  • Với \({v_1} = {\rm{ }}5m/s;{\rm{ }}{v_2} = {\rm{ }}0\)

  • Động năng của vật trước va chạm: 

 \({W_{d1}} = 0,5{m_1}{v_1}^2 = 25{\rm{ }}\left( J \right);{\rm{ }}{W_{d2}} = 0\)

  • Động năng của vật sau va chạm: 

\(W{'_{d1}} = {\rm{ }}0,5{m_1}v{'_1}^2 = 18,75\left( J \right);{\rm{ }}W{'_{d2}} = {m_2}v{'_2}^2 = 6,25\left( J \right)\)
\({W_{d1}} + {\rm{ }}{W_{d2}} = W{'_{d1}} + {\rm{ }}W{'_{d2}} = 25J \Rightarrow \) Động năng của hệ trước và sau khi va chạm được bảo toàn.

Bài 3:

Một xe 500kg đang đứng yên chịu tác dụng của một lực không đổi nằm ngang chuyển động thẳng nhanh dần đều đạt vận tốc 4m/s sau khi đi được quãng đường 5m. Xác định công và công suất trung bình của lực tác dụng, biết hệ số ma sát 0,01. Lấy  \(g = 10m/{s^2}\) .

Hướng dẫn giải

  • Áp dụng công thức độc lập thời gian:

 \({v^2} - {v_o}^2 = 2as \Rightarrow a{\rm{ }} = 1,6m/{s^2}\)
 \({F_{ms}} = \mu .mg{\rm{ }} = 50N\)
 \({A_{ms}} =  - {F_{ms}}.s =  - 250{\rm{ }}\left( J \right)\)
 \(0,5m{v^2} - 0,5m{v_o}^2 = {A_F} + {\rm{ }}{A_{ms}} \Rightarrow {A_F} = 4250\left( J \right)\)
 \(v = {v_o} + {\rm{ }}at \Rightarrow t{\rm{ }} = {\rm{ }}2,5\left( s \right)\)
 \(P{\rm{ }} = \frac{{{A_F}}}{t} = 1700\left( W \right)\)

 

Xem Video giải BT Bài 25 trang 136 SGK Vật lý 10 tại: https://www.youtube.com/watch?v=6iJ3SFB_7xA&t=625s

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 25 Vật lý 10

Qua bài giảng Động năng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).

  • Phát biểu được định luật biến thiên động năng (cho một trường hợp đơn giản).

  • Vận dụng được định luật biến thiên động năng để giải bài tập

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 10 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 2 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 3 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 4 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 5 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 6 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 7 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 8 trang 136 SGK Vật lý 10

Bài tập 1 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 2 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 3 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 5 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 6 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 25.1 trang 59 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.2 trang 59 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.3 trang 59 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.4 trang 59 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.5 trang 60 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.6 trang 60 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.7 trang 60 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.8 trang 60 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.9 trang 60 SBT Vật lý 10

Bài tập 25.10 trang 61 SBT Vật lý 10

5. Hỏi đáp Bài 25 Chương 4 Vật lý 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF