OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 4 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Bài tập 4 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao

Trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang, vật chịu tác dụng của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) trong mặt phẳng và có phương vuông góc với nhau (hình 34.3). Khi vật dịch chuyển được 2m từ trạng thái nghỉ, động năng của vật bằng bao nhiêu? Xét các trường hợp:

bài 34 Động năng định lí động năng SGK Vật lý 10 nâng cao

a) F1 = 10N; F2 = 0

b) F1 = 0; F2 = 5N

c) F1 = F2 = 5N 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

a) F1=10N; F2=0;

→ Vật chuyển động theo chiều của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)

\(\begin{array}{l} {A_1} = {F_1}.S = 20J.\\ {v_0} = 0 \Rightarrow {W_{d0}} = {\rm{ }}0\\ = > \Delta {W_d} = {W_d} - 0 = {A_1} = 20{\rm{ }}J.\\ = > {W_d} = 20{\rm{ }}J. \end{array}\)

b) \({F_1} = 0;{F_2} = 5N.\)

→ Vật chuyển động theo  chiều của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Công của lực tác dụng lên vật khi đó là: A2 = F2.s = 5.2 = 10 J.

Ban đầu v0 = 0 nên Wđ0 = 0.

Định lý biến thiên động năng :  Wđ – 0 = A2 = 10 J

→ Wđ = 10 J.

c) F1 = F2 = 5N.

\(\vec F = \overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}} \) 

\(F = \sqrt {{F^2}_1 + {F_2}^2}  = 5\sqrt 2 N\)

\(\vec F\) 

\({A_F} = F.s = 5\sqrt 2 .2 = 10\sqrt 2 {\rm{ }}J\)

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 163 SGK Vật lý 10 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF