OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Tổng ôn Quá trình biến đổi của nito trong cây Sinh học 11

23/12/2020 1.09 MB 1330 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201223/282754456179_20201223_113106.pdf?r=5635
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cùng HOC247 ôn tập quá trình biến đổi nito trong thân cây với nội dung tài liệu Tổng ôn Quá trình biến đổi của nito trong cây Sinh học 11 sẽ giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học 11 đã học để huẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI NITƠ TRONG CÂY

A. Lý thuyết

1. Quá trình khử NO-3 thành NH+4:

- Quá trình khử nitrát (NO3-): NO3- à NO2- à NH4+ với sự tham gia cuả các enzim khử reductaza khử 2 điện tử → nitrit.

NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e→ NO2- + NAD(P)+ + H2O

- Do nitrit xúc tác có sự chuyển 6 điện tử:

NO2- + 6 Feređoxin khử + 8H+ + 6e-  → NH4+ + 2H2O

2. Quá trình đồng hoá NH3 trong cây

- Có ba con đường:

+ Amin hóa trực tiếp các axit xêtô

+ Chuyển vị amin

+ Hình thành amit

-  Là cách giải độc tốt nhất cho tế bào

- Là nguồn dự trữ NH3 quan trọng rất cần thiết cho cơ thể thực vật

- Quá trình hô hấp cuả cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axit này thêm gốc NH2 để thành các axit amin.

+ Có 4 phản ứng:

- Axit pyruvic + NH3 + 2H+ → Alanin + H2O

- Axit αxêtôglutaric + NH3 + 2H+ → Glutamin + H2O

- Axit fumaric + NH3 → Aspatic

- Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+ → Aspactic

+ Ý nghĩa sinh học :

  • Khử độc NH3 dư thừa. Tạo nguồn dự trữ NH­­3

1. Khái niệm quá trình cố định ni tơ khí quyển

Là qúa trình khử nitơ tự do (N2)  thành dạng ni tơ cây sử dụng được (NO3và NH4+ )

2. Vi khuẩn tham gia và vai trò của chúng

 

Vi khuẩn Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Anabaena azollae . . .  các vi khuẩn này hàng năm cố định hàng chục, hàng trăm kg NH4+/ha/năm

3. Sơ đồ

      

4.  Điều kiện để quá trình xảy ra

 

- Có lực khử mạnh

- Được cung cấp năng lượng ATP

- Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza

- Thực hiện trong điều kiện kị khí

B. Bài tập

Câu 1. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Câu 2. Cây hấp thụ nitơ ở dạng

A. N2+ và NO3-.       B. N2+ và NH3+.

C. NH4+ và NO3-.       D. NH4- và NO3+.

Câu 3. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa

A. NO3- thành NH4+.        B. NO3- thành NO2-.

C. NH4+ thành NO2-.        D. NO2- thành NO3-.

Câu 4. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ:

A. NO2-→ NO3-→ NH4+.    B. NO3- → NO2- → NH3.

C. NO3- → NO2- → NH4+.    D. NO3- → NO2- → NH2.

Câu 5. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.

C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.

D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 6. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…

(1), (2) và (3) lần lượt là:

A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.

B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.

D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

Câu 7. Trong các nhận định sau :

(1)Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4và NO3-.

(2) NH4+ở trong mô thực vật được đồng hóa theo 3 con đường: amin hóa, chuyển vị amin và hình thành amit.

(3) Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng.

(4) Trong cây, NO3- được khử thành NH4+.

(5) Hình thành amit là con đường khử độc NH3 dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.

Có bao nhiêu nhận định đúng về quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật?

A. 2.        B. 3.       C. 4.       D. 5.

Nhận định đúng là: (1), (2), (3), (4)

Ý (5) sửa đúng là: Hình thành amit là con đường khử độc NH3 dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin khi cần thiết.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Quá trình biến đổi của nito trong cây Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF