OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng ở thực vật Sinh học 11 có đáp án

21/12/2020 1.2 MB 547 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201221/186948384028_20201221_150347.pdf?r=4235
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng ở thực vật Sinh học 11 có đáp án do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về sự sinh trưởng ở thực vật trong chương trình Sinh học 11.

 

 
 

SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Câu 1: Mô phân sinh là nhóm các tế bào:

A. Đã phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân           

B. Chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân  

C. Đã phân chia, duy trì được khả năng nguyên phân           

D. Chưa phân chia, duy trì được khả năng nguyên phân  

Câu 2: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

C.  Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

Câu 3: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A. Ở đỉnh rễ.                                                   B. Ở thân.                                           

C. Ở chồi nách.                                               D. Ở chồi đỉnh.

Câu 4: Thực vật một lá mầm có các mô phân sinh:

A. Đỉnh thân và đỉnh rễ.                                 B. Đỉnh và lóng.                     

C. Lóng và bên.                                              D. Đỉnh và bên.

Câu 5: Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là mô phân sinh

A. Đỉnh rễ.                                                      B. Lóng.                                                         

C. Đỉnh thân.                                                  D. Bên

Câu 6: Loại mô phân sinh chỉ có ở cây hai lá mầm là mô phân sinh:

A. Đỉnh rễ.                                                      B. Lóng.                                                         

C. Đỉnh thân.                                                  D. Bên

Câu 7: Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là mô phân sinh

A. Đỉnh rễ.                                                      B. Lóng.                                                         

C. Đỉnh thân.                                                  D. Bên.

Câu 8: Ở thực vật, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của mô phân sinh:

A. Cành.                                                          B. Lóng.                                                         

C. Đỉnh.                                                          D. Bên

Câu 9: Cây Một lá mầm có đặc điểm là:

A. Hạt có 1 lá mầm, lá có gân song song                                          

B. Hạt có 1 lá mầm, lá có gân phân nhánh

C. Hạt có 2 lá mầm, lá có gân phân nhánh

D. Hạt có 2 lá mầm, lá có gân song song

Câu 10: Thứ tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:

A. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên 

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên 

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ 

Câu 11: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Câu 12: Sinh trưởng sơ cấp là:

A. Sinh trưởng của mô phân sinh làm cho cây cao lên

B. Cây lớn lên về chiều cao và bề ngang

C. Cây lớn lên về bề ngang

D. Sinh trưởng của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Câu 13: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ.

D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Câu 14: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.          

B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.          

D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

Câu 15: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 16: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Các nhân tố bên trong chỉ có vai trò kìm hãm sinh trưởng.         

B. Cây Một lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.

C. Chỉ có cây Hai lá mầm mới có sinh trưởng sơ cấp.

D. Các nhân tố bên ngoài chỉ có vai trò kích thích sinh trưởng.

Câu 17: Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 18: Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

B. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.

D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

Câu 19: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

Câu 20: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

A. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

C. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

{-- Để xem nội dung đề từ 21-30 và đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 30 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng ở thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF