OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Sự cân bằng lực môn Vật Lý 8 năm 2020

28/12/2020 1.16 MB 189 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201228/236770508922_20201228_172430.pdf?r=2630
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Sự cân bằng lực môn Vật Lý 8 năm học 2020 - 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ SỰ CÂN BẰNG LỰC

 

I. LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa lực

- Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.

- Đặc điểm của lực:

+ Gốc tại điểm đặt lực

+ Phương, chiều là phương chiều của lực

+ Độ dài của lực tỉ lệ với cường độ lực theo một tỉ lệ cho trước

+ Ký hiệu: F

+ Đơn vị: N (Niutơn)

2. Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Ví dụ: Khi đặt một quyển sách trên mặt bàn nằm ngang, trọng lực \(\vec P\) có phương thẳng đứng, hướng xuống và lực nâng của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, hướng lên. Trọng lực \(\vec P\)  và lực nâng  \(\vec N\) cân bằng nhau, kết quả là quyển sách nằm yên trên mặt bàn.

- Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Dây thừng nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Người trượt patin đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn trơn nhẵn do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực  \(\vec P\) và phản lực \(\vec N\) của mặt sàn 

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Bài 1: Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Bài 2: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Bài 3: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?

A. Bánh trước

B. Bánh sau

C. Đồng thời cả hai bánh

D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được

Bài 4: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng  \(\vec F_1\) và  \(\vec F_1\) theo chiều của lực \(\vec F_2\) . Nếu tăng cường độ của lực \(\vec F_1\)  thì vật sẽ chuyển động với vận tốc:

A. luôn tăng dần

B. luôn giảm dần

C. tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần

D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.

Bài 5: Khi nào một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi?

A. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng

B. Có quán tính

C. Không có quán tính

D. Trọng lực tác dụng lên vật rất lớn

Bài 6: Trong trò chơi kéo co, sợi dây nằm yên khi

A. Dây thừng nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng

B. Hai đội đuối sức

C. Một đội đuối sức

D. Cả A và B

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Sự cân bằng lực môn Vật Lý 8 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF