OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau môn Vật Lý 8 năm 2020

29/12/2020 1.24 MB 654 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201229/183129809691_20201229_082623.pdf?r=2296
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau gồm phần lý thuyết và một số bài tập trắc nghiệm có đáp án để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chương Cơ học môn Vật Lý 8. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 8 thi tốt, đạt kết quả cao!

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU

 

I. LÝ THUYẾT

1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Ví dụ: Người thợ lặn khi lặn dưới đáy biển sâu phải mặc bộ áo lặn có thể chịu được áp suất cao do phần nước biển phía trên ép xuống.

2. Công thức tính áp suất chất lỏng

- Công thức: p = d.h

Trong đó:

+ h là chiều cao của cột chất lỏng (m)

+ d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

+ p là áp suất đáy cột chất lỏng (N/m2 hay Pa)

(Trọng lượng riêng bằng khối lượng riêng nhân với 10).

- Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ cao h) có độ lớn như nhau.

Lưu ý:

Nếu bình chứa hai chất lỏng không hòa tan thì áp suất tại một điểm ở đáy bình được tính bằng công thức:

p = d1.h1 + d2.h2

Trong đó:

+ h1 và h2 là độ cao của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.

+ d1 và d2 là trọng lượng riêng của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.

3. Bình thông nhau

- Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, phần miệng thông với không khí, phần đáy được nối thông với nhau.

- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh).

Lưu ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy thủy lực.

Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Bài 1: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Bài 2: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. p = d/h      

B. p = d.h      

C. p = d.V       

D. p = h/d

Bài 3: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên.

B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.

C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên.

D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Bài 4: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng về bình thông nhau?

A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.

B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

Bài 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Không xác định được

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau môn Vật Lý 8 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF