OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 7 Những câu hát châm biếm tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190619/.pdf?r=1545
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Những câu hát châm biếm đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội. Để nắm khái quát được nội dung và nghệ thuật của bài học, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 7 Những câu hát châm biếm tóm tắt. Chúc các em có một tiết học hay và lí thú.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: bài 1.
    • Phần 2: bài 2.
    • Phần 3: bài 3.
    • Phần 4: bài 4.

2. Hướng dẫn soạn văn Những câu hát châm biếm

Câu 1. Bài 1 “giới thiệu” về “chú tôi” như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

  • Bài 1 giới thiệu về “chú tôi”: nghiện rượu, nghiện chè, nghiện ngủ, lười biếng.
  • Ý nghĩa hai dòng đầu: Đối lập với nhân vật “chú tôi” là một cô gái đẹp, hay lam hay làm.
  • Bài này châm biếm những kẻ nghiện rượu chè, ngủ nghê tùy thích, lười làm việc.

Câu 2. Bài 2 nhại lại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

  • Bài 2 nhại lời của thầy tướng số nói với cô gái đi xem bói.
  • Lời của thầy bói hoàn toàn là những điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
  • Đối tượng phê phán: những kẻ hành nghề mê tín dị đoan lừa lọc người khác để kiếm tiền, đồng thời cũng phê phán những người ít hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, tin vào những điều phản khoa học.
  • Một số bài ca dao tương tự:

- Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thày
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng.

- Tử vi thầy bói cho người

Số thầy thì để cho ruồi nó bâu.

Câu 3. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, "đóng vai" như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?

  •  Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng những hạng người:
    • Con cò tượng trưng cho người nông dân xấu số.
    • Con cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền binh, có chức có quyền.
    • Chim ri, chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, tay sai.
    • Chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến.
  • Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” khiến cho:
    • Cảnh tượng trở nên sinh động, lí thú, mọi hành động, đối tượng chỉ thấp thoáng chứ không cụ thể.
    • Việc châm biếm trở nên kín đáo.
  • Cảnh tượng trong bài không phù hợp với với đám tang vì đám tang mà lại có cảnh chia chác, đánh chén linh đình.
  • Bài phê phán hủ tục ma chay chọn ngày, ăn uống, chia phần ồn ào ở xã hội cũ.

Câu 4. Trong bài 4, chân dung "cậu cai”"được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này.

  • Trong bài 4 chân dung cậu cai được miêu tả:
    • Đầu đội nón đuôi gà
    • Tay đeo nhẫn
    • Áo quần đi mượn đi thuê
  • Nhận xét nghệ thuật châm biếm:
    • Cách gọi lính lệ là cậu cai vừa lấy lòng vừa mỉa mai kín đáo.
    • Định nghĩa về cậu cai chẳng ra gì cứ đầu đội nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
    • Nghệ thuật phóng đại (Ba năm được một chuyến sai, quần áo đi mượn đi thuê) làm bật lên vai vế chức vụ chẳng quan trọng gì → mỉa mai châm biếm.

Trên đây là bài Soạn văn 7 Những câu hát châm biếm tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Những câu hát châm biếm.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

 

 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF