OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221124/.pdf?r=6567
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để cung cấp thông tin cho người đọc về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ, các em cần viết bài văn nghị luận phân tích. HOC247 xin giới thiệu bài soạn Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ tóm tắt nằm trong chương trình mới - Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm giúp các em nắm vững kiểu bài, các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận kiểu bài trên, từ đó trau dồi kĩ năng viết văn ngày càng tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ ấy.

1.2. Các yêu cầu

- Về nội dung:

+ Xác định được chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề bài thơ.

+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

 - Về kĩ năng:

+ Lập luận chặt chẽ, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về bài thơ.

+ Có bằng chứng tin cậy từ bài thơ.

 + Diễn đạt mạch lạc, sử dụng được các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

1.3. Cách làm

- Mở bài: giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

- Thân bài: lần lượt phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

- Kết bài: khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ tác động của bài thơ đối với bản thân hoặc cảm nghĩ về tác phẩm.

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Câu 1: Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

- Theo em, ngữ liệu trên chưa phải là một bài viết hoàn chỉnh.

- Trong bài viết ở ngữ liệu chưa nêu được vấn đề, chưa nêu tác giả tác phẩm. Đồng thời ngữ liệu chưa khẳng định được giá trị và nét đặc sắc của bài thơ, chưa nêu cảm nghĩ của người viết.

Câu 2: Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời: 

- Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo lối kết hợp cả chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Cách trình bày như vậy giúp người đọc, người nghe có cái nhìn bao quát hơn về ngữ liệu phân tích, người đọc dễ theo dõi và cảm nhận văn bản hơn.

Câu 3: Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.

Trả lời: 

Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu:

- Không khí lạnh lẽo của mùa thu.

- Phong cảnh thu tươi tắn và yên tĩnh.

- Liên hệ so sánh với ngữ liệu khác.

Câu 4: Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?

Trả lời:

Những dẫn chứng, lí lẽ được tác giả sử dụng để gợi tả hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

- Không gian trong và lạnh: lạnh lẽo, trong veo.

- Phong cảnh ao thu tươi tắn, yên tĩnh: sóng biếc, lá gàng, gợn tí, khẽ đưa.

- Trời trong xanh, yên tĩnh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.

Câu 5: Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm?

Trả lời: 

- Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ: thơ thường thiên về vần, nhịp điệu, biện pháp tu từ và cảm xúc lãng mạn; còn truyện sẽ thiên về cốt truyện, chi tiết tiêu biểu, tình huống bất ngờ kịch tính…

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm 

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF