OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Bài 2 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221124/.pdf?r=890
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Những văn bản sử thi trong Bài 2: Sống cùng kí ức của cộng đồng (Sử thi) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo giúp các em hiểu hơn về thể loại văn học dân gian đồng thời cảm nhận được tình cảm, ước mơ của nhân dân ta thông qua hình tượng các vị anh hùng. Đồng thời trau dồi kiến thức thực hành viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 2 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể loại sử thi

- Sử thi là một thể loại tự sự dân gian ra đời từ thời cổ đại, thường kết hợp lời thơ với văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng trong đời sống của cộng đồng thông qua việc tôn vinh, ca ngợi chiến công, kì tích của người anh hùng.

- Thời gian – không gian sử thi thuộc về quá khứ "một đi không trở lại" của cộng đồng, thường gắn với xã hội cổ đại hoặc xã hội phong kiến. Không gian thường mở ra theo những cuộc phiêu lưu gắn với các kì tích của người anh hùng.

- Nhân vật anh hùng sử thi là hiện thân cho cộng đồng, thường hội tụ những đặc điểm nổi bật như sức mạnh, tài năng, luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức, hiểm nguy, lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng.

- Cốt truyện sử thi được tổ chức theo quan hệ xung đột giữa con người với thần quyền, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác.

- Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật sử thi thường ở ngôi thứ ba, thể hiện thái độ tôn vinh, ngợi ca người anh hùng có công với cộng đồng.

- Thái độ, cảm xúc của người kể chuyện thể hiện sự trang nghiêm, thành kính đối với sự kiện, nhân vật.

- Cảm hứng chủ đạo của sự thi thường là tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm văn học gọi là cảm hứng chủ đạo. 

- Bối cảnh lịch sử - văn hoá gắn liền với một bối cảnh lịch sử-văn hoá nhất định.

1.2. Nội dung chính các văn bản sử thi đã học

1.2.1. Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Văn bản ca ngợi chiến thắng vẻ vang của người anh hùng Đăm Săn, trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

1.2.2. Gặp Ka-ríp và Xi-la - Hô-me-rơ

- Văn bản cho thấy tinh thần tỉnh táo, dũng cảm và mưu trí của Ô-đi-xê và những người anh hùng là bạn của ông trên hành trình đi qua.

- Cho thấy tấm lòng ca ngợi, trân trọng và đồng cảm với những người anh hùng.

- Khuyên con người phải biết vượt qua những cám dỗ, thử thách trong cuộc sống để thành công.

1.2.3. Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Văn bản xoay quanh cuộc đi chinh phục nữ thần Mặt Trời phải trải qua biết bao gian nan, khó khăn, thử thách, qua đó ca ngợi hình ảnh người anh hùng sử thi hiện thân cho sức mạnh và trí tuệ.

1.3. Ôn lại yêu cầu và cách viết văn bản nghị luận xã hội​​

1.3.1. Các yêu cầu

- Nêu và giải thích được vấn đề nghị luận.

- Trình bày ít nhất hai luận điểm về vấn đề xã hội, thể hiện rõ ràng quan điểm, thái độ của người viết.

- Hướng người đọc đến một nhận thức đúng và có thái độ, giải pháp phù hợp trước vấn đề xã hội. Liên hệ thực tế, rút ra ý nghĩa của vấn đề.

- Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, khúc chiết, có sức thuyết phục.

- Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

1.3.2. Cách làm

- Mở bài: nêu vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết bàn luận về vấn đề.

- Thân bài: trình bày ít nhất hai luận điểm chính nhằm làm rõ ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước các biểu hiện đúng sai/ tốt/xấu); sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Kết bài: khẳng định lại tầm quan trọng hay ý nghĩa của vấn để cùng thái độ, lập trường của người viết.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 2 

Câu 1: Hãy tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu dưới đây (làm vào vở)

Trả lời:

Văn bản

Nội dung chính

Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây (Trích sử thi Đăm Săn)

 

 Nói về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây. Từ đó thấy được sức mạnh, phẩm chất của Đăm Săn và không khí ăn mừng chiến thắng của bà con Ê-đê.

Gặp Ka-ríp và Xi-la (Trích sử thi Ô-đi-xê)

 Cuộc hành trình trở về quê hương và giao chiến với lũ quái thú là Ka-ríp, Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành.

Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Trích sử thi Đăm Săn)

 Nói về cuộc hành trình đi chinh phục nữ thần Mặt Trời đầy gian khổ và chông gai của anh hùng Đăm Săn.

Câu 2: Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng sử thi.

Trả lời:

Đặc điểm

Nhân vật Ô-đi-xê

Nhân vật Đăm Săn

Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường

- Trí tuệ sáng suốt, khả năng thuyết phục, động viên đồng đội

- Tài múa khiên vượt trội.

- Sức mạnh “vượt đồi tranh”, múa khiên “trên cao gió như bão, dưới thấp gió như lốc, cây cối chết rụi; múa chạy nước kiệu

Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy

- Dám đối mặt với những khó khăn trên con đường trở về quê hương (sự quyến rũ của các nàng Xi-ren, Ka-ríp, Xi-la).

- Khi mệt, chàng không bỏ cuộc mà vẫn cố gắng để tiêu diệt tên tù trưởng này.

Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng

- Ô-đi-xê cùng những người bạn đã cùng vượt qua sự quyễn rũ của các nàng Xi-ren và trở về thành công

- Chiến thắng Mtao Mxây có nhiều của cải, tù binh; danh tiếng vang xa; được mọi người tôn trọng, tín nhiệm.

Câu 3: So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.

Trả lời:

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Đăm Săn chiến thắng Mato Mxây

  Kể theo ngôi thứ nhất (theo lời kể của Ô-đi-xê) là hoàn toàn hợp lí bởi nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện vì thế tăng độ tin cậy, chính xác

  Kể theo ngôi thứ ba (theo góc nhìn của người kể chuyện), người đứng ngoài có cái nhìn bao quát hơn về toàn cảnh hai tù trưởng giao chiến, chiến thắng của Đăm Săn khách quan hơn

Câu 4: Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?

Trả lời:

Một số lưu ý em rút ra được:

- Cần tìm hiểu kĩ về vấn đề mình sẽ viết, trình bày.

- Khi trình bày:

+ Nêu và giải thích vấn đề mình sẽ nghị luận.

+ Cần nêu lên quan điểm, thái độ của cá nhân.

+ Sử dụng được các bằng chứng thực tế tin cậy nhằm củng cố cho lí lẽ.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, có sức thuyết phục.

+ Có các phần: mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách của kiểu bài.

- Cần lắng nghe ý kiến của người khác, không nên quá áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt mọi người phải công nhận nó đúng.

Câu 5: Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?

Trả lời:

Theo quan điểm của cá nhân em, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ những yếu tố: con người, lãnh địa cư trú, truyền thống văn hóa, các quan niệm, luật tục, khát vọn phát triển và chủ nghĩa nhân văn…

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF