OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam tóm tắt - KNTT Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221214/.pdf?r=9164
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Khi muốn khám phá, khảo sát về các vấn đề liên quan đến truyền thống Việt Nam, các em có thể viết báo cáo nghiên cứu sử dụng những phương pháp, lí luận giúp người đọc hiểu hơn về đối tượng nghiên cứu. Bài soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam tóm tắt​ thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nắm được kiểu bài và những yêu cầu của dạng đề này. Từ đó áp dụng vào viết báo cáo nghiên cứu về một đề tài cụ thể. Hy vọng bài học sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Đặt vấn đề

Bước đầu tập viết báo cáo nghiên cứu, bạn nên bắt đầu từ những câu hỏi này sinh về bài vừa học, đang học. Đến với sân khấu dân gian Việt Nam, hẳn bạn gặp nhiều thách thức. Hãy biến những thách thức đó thành một cơ hội khám phá, nghiên cứu.

1.2. Yêu cầu khi viết báo cáo nghiên cứu

- Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về sân khấu dân gian Việt Nam.

- Biết sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ; làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh hoạ cụ thể, sát hợp. 

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đánh giá riêng.

- Khái quát được ý nghĩa của vấn đề sân khấu dân gian đã chọn nghiên cứu.

- Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?

Trả lời:

Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của chèo.

Câu 2: Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?

Trả lời:

Những luận điểm chính của bản báo cáo:

- Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.

- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.

- Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.

- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.

- Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.

- Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.

- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.

Câu 3: Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin, nghiên cứu đã có trước đấy về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…

Câu 4: Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu những thông tin gì?

Trả lời:

Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã

- Tổng kết lại những thông tin thu thập được khi nghiên cứu ngôn ngữ trong chèo,

- Nhắc đến những vấn đề nghiên cứu chèo chưa được giải quyết,

- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF