OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221214/.pdf?r=8398
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Sau quá trình tìm hiểu, khảo sát tư liệu, để trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy, các em cần viết báo cáo. Bài soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tóm tắt​ thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nắm được kiểu bài và những yêu cầu của dạng đề này. Từ đó áp dụng vào viết báo cáo nghiên cứu về một đề tài cụ thể. Hy vọng bài học sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Kiểu bài

- Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy.

- Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó.

- Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác phẩm văn học mà bạn đã đọc.

1.2. Yêu cầu khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chủ và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?

Trả lời:

Vấn đề nghiên cứu của tác giả trong bài viết là dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam.

Câu 2: Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?

Trả lời:

Những luận điểm chính được tác giả sử dụng để triển khai bài viết là:

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại

  + Sử thi Tewa Mưno được xem là phiên bản bản địa của Ra-ma-ya-na

  + Dạ thoa vương, truyện truyền kì ra đời dưới thời nhà Trần là một phiên bản tóm lược của sử thi này

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại

Câu 3: Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?

Trả lời:

Để làm sáng tỏ các luận điểm chính của mình, tác giả đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh, có những loại bằng chứng chính sau:

- Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng của thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm… nhân vật”

- Bằng chứng liên quan đến văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam… đậm nét nhất”

- Bằng chứng liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc… sử thi Ấn Độ”

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF