OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Ôn tập Bài 7 tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221126/.pdf?r=8360
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Các văn bản nghị luận ở Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ (Văn bản nghị luận) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 7 tóm tắt dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

a. Văn nghị luận:

- Là loại văn bản chủ yếu sử dụng lí lẽ và bằng chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, tư tưởng. Người viết nghị luận phải thể hiện được chính kiến, luận đề và các luận điểm nhất quán, lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục, giúp người đọc, người nghe tán đồng, chia sẻ quan điểm, tư tưởng của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở tính hệ thống của luận điểm, ở tính sắc bén, chặt chẽ của lập luận, ở bằng chứng xác thực, ở niềm tin vào chân lí, chính nghĩa; sự trung thực, chân thành trong tình cảm, cảm xúc của người viết, người nói.

- Văn nghị luận trung đại mang các đặc điểm của văn nghị luận nói chung nhưng cũng có một số khác biệt đáng lưu ý: tính quy phạm về thể văn, ngôn ngữ và thường có tính chất tổng hợp “bất phân” giữa văn với sử, với triết, giữa văn hình tượng với văn luận lí….

b. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong văn bản nghị luận

- Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến văn bản, giúp cho việc hiểu văn bản được sâu sắc hơn. Với việc đọc hiểu văn bản nghị luận cũng vậy, cần tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu rõ mục đích viết, nội dung của văn bản.

- Ví dụ khi đặt Bình Ngô đại cáo vào bối cảnh nhân dân ta chịu biết bao thống khổ dưới ách cai trị của giặc Minh ở đầu thế kỉ XV mới hiểu rõ ý chí “căm giặc nước thề không cùng sống”, sự kiên trì “nếm mật nằm gai” của người lãnh tụ nghĩa quân cũng như sự hội tụ của lòng dân đã mang đến thắng lợi tất yếu cho đội quân chính nghĩa. Hay khi đặt Thư lại dụ Vương Thông vào bối cảnh giặc Minh đang liên tục bại trận, bị vây hãm, “kế cùng lực kiệt”  mới thấy được sự xuất hiện hợp thời và hiệu quả tâm lí của bức thư với sự phân tích thời và thế cùng những nguyên nhân tất bại của quân giặc một cách sắc bén, có cơ sở, đủ chứng cứ thuyết phục.

1.2. Ôn tập cách viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

1.2.1. Kiểu bài

Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy.

1.2.2. Các yêu cầu

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài: Với đề bài nêu trên, bạn cần chọn một thói quen hay quan niệm của một đối tượng cụ thể nào đó trong đời sống để trình bày ý kiến thuyết phục họ từ bỏ.

Chẳng hạn, bạn có thể chọn các thói quen:

+ Ăn quà vặt không đúng lúc, đúng chỗ.

+ Cười nói to hoặc gây tiếng ồn nơi công cộng.

+ Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

+ Đến lớp học hay đi họp muộn so với giờ quy định.

+ Không học bài làm bài cũ ở nhà, đến lớp mới tìm cách học qua loa, đối phó.

+ …

Hoặc một số quan niệm sai lệch, phiến diện:

+ Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú nhiều nhất.

+ Xem văn chương là phù phiếm.

+ Đề cao quá đáng cái tôi cá nhân.

+ Cần ăn mặc khác người để tỏ ra sành điệu.

+…

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

Bạn cần trả lời các câu hỏi dưới đây nhằm lựa chọn nội dung và cách viết phù hợp:

- Việc viết văn bản này nhằm mục đích gì?

- Ai sẽ là người đọc văn bản?

Thu thập tư liệu: Tư liệu liên quan đến thói quen có hại hay quan niệm tiêu cực trong đời sống có thể thu thập từ những nguồn khác nhau, bao gồm tài liệu thực tế và tài liệu lưu trữ. Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý:

+ Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng định với bác bỏ nghị luận về vấn đề.

+ Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.

+ Phác họa một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy.

Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài.

Riêng với phần thân bài, bạn cần chi tiết hóa các luận điểm, định hướng lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ, với đề bài “Viết bài luận thuyết phục bạn từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động” như tham khảo ngữ liệu trên đây, bạn cần nêu rõ tên các luận điểm, định hướng lí lẽ, bằng chứng trong dàn ý nhằm chỉ ra tác hại của thói quen, lợi ích của việc từ bỏ thói quen, gợi ý về giải pháp thực hiện. Dàn ý của phần thân bài, theo đó, gồm các luận điểm chính:

1. Thói quen lạm dụng điện thoại di động và tác hại.

(Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

2. Ích lợi của việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

(Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng )

3. Giải pháp khả thi đối với việc từ bỏ thói quen lạm dụng điện thoại di động.

(Luận điểm thứ hai: Lí lẽ và bằng chứng )

Một ví dụ khác: Nếu cần thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm cho rằng: ngày nay, chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do, hứng thú, có thể lập ý cho phần thân bài như sau:

1. Không gian ảo trên mạng thực ra chỉ là một trong nhiều nguồn đem lại cho mỗi người tri thức.

(Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

2. Không gian ảo trên mạng cũng có các kiểu luật lệ riêng, nếu vi phạm có thể đồng nghĩa với phạm pháp và chuốc lấy hậu quả khôn lường.

(Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

3. Không gian ảo trên mạng có thể mang lại cho người dùng một số hứng thú nhưng cũng có thể để lại nhiều tác hại.

(Luận điểm thứ nhất: Lí lẽ và bằng chứng )

Bước 3: Viết bài

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 7

Câu 1: Hãy khái quát:

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông.

b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.

Trả lời:

a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:

- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.

- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.

- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.

- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.

b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:

- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.

- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.

c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.

- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.

- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạp của nhân dân.

- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.

- Sống liêm khiết.

Câu 2: Nêu những điểm lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Trả lời: 

Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lím

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

 - Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

Câu 3: Nêu một số kinh nghiệm của bạn trong việc nhận biết lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa các lỗi này.

Trả lời: 

Một số kinh nghiệm của tôi trong việc nhận biết lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa các lỗi này.

Nhận biết lỗi

Cách sửa

Xem từ Hán Việt đã được dùng đúng hình thức ngữ âm hay chưa.

Sửa lại đúng hình thức ngữ âm.

Xem nội dung ý nghĩa của cả câu, đối chiếu với từ Hán Việt xem đã dùng đúng nghĩa hay chưa.

Sửa lại thành từ đúng nghĩa.

Xem các từ ngữ đã được dùng phù hợp với khả năng kết hợp hay chưa.

Dùng các từ ngữ phù hợp khả năng kết hợp (cùng loại từ).

Xem các từ ngữ đã được dùng phù hợp với phong cách hay chưa.

Dùng từ hợp với phong cách.

Câu 4: Từ các văn bản đã học, đã đọc, cho biết Nguyễn Trãi đã cống hiến những gì cho đất nước với tư cách là người anh hùng và người nghệ sĩ?

Trả lời:

Nguyễn Trãi đã cống hiến cho đất nước với tư cách là người anh hùng và người nghệ sĩ:

* Với tư cách người anh hùng:

- Đấu tranh để giải phóng dân tộc.

- Lúc trẻ đưa tài năng phục vụ triều đại nhà Hồ. Nhưng sau khi nhà Hồ thất bại, ông toàn tâm toàn ý gắn bó với triều đại của vua Lê Lợi.

- Để lại các tác phẩm chính luận như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập; các tác phẩm lịch sử: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng; tác phẩm địa lí: Dư địa chí.

* Với tư cách người nghệ sĩ:

- Để lại di sản to lớn về mặt văn học gồm Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE
OFF