OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông - Nguyễn Trãi tóm tắt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 10

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221126/.pdf?r=218
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nguyễn Trãi vừa là nhà thơ vừa là nhà quân sự lỗi lạc hiếm có của đất nước ta trong công cuộc phò trợ vua Lê lợi chống lại giặc Minh xâm lược. Qua đoạn trích Thư dụ Vương Thông người đọc hiểu hơn về khát vọng hòa bình và ý chí quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta lúc bấy giờ. Bài soạn Thư lại dụ Vương Thông - Nguyễn Trãi​ tóm tắt thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta. Qua đó giúp người đọc thấy rõ phẩm chất và tài năng của tác giả.

1.2. Nghệ thuật

- Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ

- Giàu sức thuyết phục

- Ngôn ngữ đánh thép

2. Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông - Nguyễn Trãi

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 57 của Nguyễn Trãi có câu: "Đao bút phải dùng tài đã vẹn". Hình ảnh "đao bút" đã nói lên quan niệm gì về vai trò của nhà văn và văn chương trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm?

Trả lời:

- Đao bút nói nên vai trò của nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm là dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.

- Đưa những áng văn chương vào quá trình chống giặc ngoại xâm, sáng tác những áng khích lệ tinh thần chiến đấu, khát vọng chiến thắng.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Những từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này: thời thế.

- Việc nhắc lại từ thời thế nhiều lần cho thấy tác giả đang nhấn mạnh vào từ đó, để cho Vương Thông chú ý và hiểu được tình hình bấy giờ của quân Minh trên dất Đại Việt.

Câu 2: Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm "ôn cố nhi tri tân" (ôn chuyện cũ mà hiểu ngày nay), cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.

Câu 3: Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Trả lời: 

Các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua bao gồm “thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa”.

- Yếu tố về thiên thời: Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm.

- Yếu tố về địa lợi: "Nước xa không cứu được lửa gần", viện binh có đến thì cũng muôn phần phải thua, viện binh thua, bọn Vương Thông tất bị bắt.

- Đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ, chiến mã khỏe của nhà Minh đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không giành cho việc xâm lược phương Nam mà cụ thể là Đại Việt.

- Yếu tố về nhân hòa: Không được lòng dân do luôn luôn động binh dao, liên tiếp bày đánh dẹp.

- Yếu tố về nhân hòa: Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

- Yếu tố về cả thiên - địa - nhân: Nghĩa quân Lam Sơn trên dưới cùng lòng, hăng say tập luyện, khí giới tinh, vừa cày ruộng, vừa đánh giặc; Quân sĩ trong thành của Vương Thông lại đều mỏi mệt, tự chuốc lấy bại vong.

Câu 4: Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?

Trả lời:

Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí cho cả đôi bên:

- Phía quân Minh của Vương Thông: biết chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp để hàn gắn vết thương của nhân dân Đại Việt.

- Phía Đại Việt: giữ lễ, sẵn sàng nối lại sự hòa hảo, sửa sang cầu đường, sắm sửa thuyền ghe để đưa cho quân Minh về nước yên ổn.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích: Dụ Vương Thông và quân sĩ nhà Minh đầu hàng.

- Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

- Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng tác động được cả tư tưởng và tình cảm của đối phương, từ đó tác động và làm thay đổi quyết định của tướng sĩ nhà Minh.

Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?

Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Trả lời: 

- Câu văn nêu luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

- Những câu văn nêu lí lẽ: Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.

- Những câu văn nêu bằng chứng: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Câu 3: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này?

Trả lời: 

- Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với "mệnh trời". Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được

- Việc nói đến "mệnh trời" lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ Thể hiện tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo.

+ Nhắc đến “mệnh trời” cho thấy sự tất yếu, thuận tự nhiên của việc quân Minh phải thua trận, đồng thời thuyết phục được Vương Thông ra hàng.

Câu 4: Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

Trả lời:

- Những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3: không được sự ủng hộ của 3 yếu tố: thiên - địa - nhân.

- Giọng văn, việc dẫn ra các lí lẽ, bằng chứng xác đáng đã tao nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này.

Câu 5: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?

Trả lời: 

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp và được quân dân Đại Việt cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận được thua, mà trận chiến ấy phần thua chắc chắn dành cho quân Minh.

Câu 6: Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi, tôi rút ra những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận:

+ Chú ý tìm ra các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thấy được sự liên kết của văn bản.

+ Cần hiểu được mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.

+ Lập luận chặt chẽ. Lập luận bắt đầu từ quan niệm dùng binh là phải biết thời và thế; tiếp theo phân tích thời, thế ở Trung Quốc, thế của quân Vương Thông ở thành Đông Quan, chỉ ra sáu cớ bại vong tất yếu, cuối cùng khuyên quân của Vương Thông về nước sẽ có lợi hơn cả.

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm:

---------------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----------------

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF