OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp xác định Độ bội giác của kính lúp môn Vật Lý 11 năm 2021

12/04/2021 579.17 KB 463 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210412/850618781432_20210412_054329.pdf?r=5252
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nội dung tài liệu Phương pháp xác định Độ bội giác của kính lúp môn Vật Lý 11 năm 2021 nhằm giúp các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chương Mắt - Các dụng cụ quang môn Vật Lý 11. Mời các em tham khảo.

Chúc các em học sinh lớp 11 thi tốt, đạt kết quả cao!

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỘI GIÁC CỦA KÍNH LÚP

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

   * Định nghĩa:

Độ bội giác G của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trông ảnh α của một vật qua dụng cụ quang học đó với góc trông trực tiếp α0 của vật đó khi đặt vật tại điểm cực cận của mắt.

   \(G = \frac{\alpha }{{{\alpha _0}}} \approx \frac{{\tan \alpha }}{{\tan {\alpha _0}}}\)      (vì góc α và α0 rất nhỏ)

Với:   \(tg{\alpha _0} = \frac{{AB}}{N }\)                             

     * Độ bội giác của kính lúp:    

 Gọi l là khoảng cách từ mắt đến kính và d’ là khoảng cách từ ảnh A’B’ đến kính (d’ < 0), ta có :

\(tg\alpha = \frac{{A'B'}}{{OA}} = \frac{{A'B'}}{{\left| {d'} \right| + \ell }}\)

     suy ra:  \(G = \frac{{tg\alpha }}{{tg{\alpha _0}}} = \frac{{A'B'}}{{AB}}.\frac{N }{{\left| {d'} \right| + \ell }}\)                                                    

               Hay:    \({{\rm{G  =  k}}{\rm{.}}\frac{{\rm{N }}}{{\left| {{\rm{d'}}} \right|{\rm{  +  }}\ell }}}\)   (1)

     k là độ phóng đại của ảnh.

    - Khi ngắm chừng ở cực cận: thì \(\left| {d'} \right| + \ell  = N \)  do đó:

                       \({G_C} = {k_C} = \frac{{ - d'}}{d}\)

     - Khi ngắm chừng ở cực viễn: thì \(\left| {d'} \right| + \ell  = O{C_V}\)   do đó:

                      \({G_V} = \frac{{ - d'}}{d} \times \frac{Đ}{{O{C_V}}}\)

     - Khi ngắm chừng ở vô cực: ảnh A’B’ ở vô cực, khi đó AB ở tại CC nên:

                 \(tg\alpha  = \frac{{AB}}{{OF}} = \frac{{AB}}{f}\)

 Suy ra:                                                                            

                       G=N/f                                                                                                       

          G có giá trị từ 2,5 đến 25.                                                                                                                           

  • khi ngắm chừng ở vô cực

+ Mắt không phải điều tiết

+ Độ bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

          Giá trị của G¥ được ghi trên vành kính: X2,5 ;  X5.

   Lưu ý: - Với l là khoảng cách từ mắt tới kính lúp thì khi: 0 ≤ l < f ⇒ GC > GV

                                                                                                l = f      ⇒ GC = GV

l > f      ⇒ GC < GV

    - Trên vành kính thường ghi giá trị  \({G_\infty } = \frac{{25}}{{f(cm)}}\)

                   Ví dụ: Ghi X10 thì \({G_\infty } = \frac{{25}}{{f(cm)}} = 10 \Rightarrow f = 2,5cm\)

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Trên vành của một kính lúp có ghi x10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này.

A. f = 5 cm

B. f = 10 cm

C. f = 25 cm

D. f = 2,5 cm

Hướng dẫn giải:

Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{{G_\infty } = \frac{{0,25}}{f} = \frac{{25cm}}{f}}\\
{ \Rightarrow f = \frac{{25}}{{{G_\infty }}} = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm}
\end{array}\)

Tiêu cự của kính lúp đó là f = 2,5 cm

Chọn đáp án D.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 10cm đến 50cm. Đặt mắt sat sau kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát 1 vật nhỏ mà không cần điều tiết. Độ bội giác G bằng:

A. 1,2.                                 B. 2,1.

C. 2,5.                                 D. 5.

2/ Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 12cm và điểm cực viễn cách mắt 80cm, người đó dùng kính lúp có độ tụ 10điôp để quan sát vật nhỏ. Mắt đặt sát kính. Khoảng đặt vật gần nhất trước kính lúp là:

A. 5,45cm.

B. 8,88cm.

C. 12cm.

D. 80cm.

3/ Một người mắt không bị tật có điểm cực cận cách mắt 25cm và điểm cực viễn ở , quan sát 1 vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ 10điôp. Mắt đặt sát kính. Khoảng đặt vật xa nhất trước kính để mắt có thể nhìn rõ là:

A. 5cm.                               B. 2,5cm.

C. 10cm.                            D. 25cm.

4/ Một kính lúp có độ tụ D = 25Điôp. Một người có giới hạn thấy rõ từ 12cm đến 50cm đặt mắt sát sau kính lúp để quan sát 1 vật nhỏ mà không cần điều tiết. Vật phải đặt trước kính lúp 1 khoảng:

A. Từ 3cm đến 3,7cm.

B. Từ 3cm đến 4,5cm.

C. Từ 3,7cm đến 4,5cm.

D. Từ 2cm đến 4,5cm.

5/ Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 10 cm đến 50cm dùng một kính có tiêu cự 10 cm đặt sát mắt để ngắm chừng trong trạng thái không điều tiết. Độ bội giác của của ảnh trong trường hợp này là

A. 10.                         B. 6.                           C. 8.                           D. 4.

6/ Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự -100 cm thì mới quan sát được xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này bỏ kính cận ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt để quan sát vật nhỏ khi không điều tiết. Vật phải đặt cách kính

A. 5cm.                  

B. 100 cm.             

C. 100/21 cm.                  

D. 21/100 cm.

7/ Dùng kính lúp có độ bội giác 5X và 6X để quan sát cùng 1 vật với cùng 1 điều kiện thì:

A. Trường hợp kính 5X có ảnh nhỏ hơn trường hợp 6X.

B. Trường hợp kính 5X có ảnh lớn hơn trường hợp 6X.

C. Kính 5X có tiêu cự nhỏ hơn kính 6X.

D. Cả B và C đều đúng.

8/ Một người đặt mắt tại tiêu điểm ảnh của 1 kính lúp có tiêu cự 4cm. Khoảng giới hạn thấy được của mắt người đó từ 20cm đến 2m. Độ bội giác của kính khi đó là:

A. 4.

B. 5.

C. 10.

D. 2,5.

9/ Một quan sát viên có mắt bình thường với khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25cm, dùng một kính lúp có tiêu cự 6cm để quan sát một vật nhỏ. Tính số bội giác của kính khi mắt đặt sau kính 2cm và vật đặt cách mắt 7cm.

A. 3,16

B. 4,69.

C. 5,24.

D. 6

10/ Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 50cm. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5cm, mắt đặt cách kính 10cm. Năng suất phân li của mắt người này là 1’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt được khi quan sát qua kính ở trạng thái điều tiết tối đa.

A. 21,4m.

B. 21,4mm.

C. 21,4µm.

D. Kết quả khác.

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp xác định Độ bội giác của kính lúp môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF