OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập về Kính hiển vi môn Vật Lý 11 năm 2021

12/04/2021 892.3 KB 324 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210412/341627033600_20210412_171547.pdf?r=3202
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chuyên đề Lý thuyết và bài tập về Kính hiển vi môn Vật Lý 11 năm 2021 dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ KÍNH HIỂN VI

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

a) Định nghĩa:

      Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ, với độ bội giác lớn lơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.

     b) Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:

    - Vật kính O1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (vài mm), dùng để tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.

     - Thị kính O2 cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm), dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.

     Hai kính có trục chính trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.

     Bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Hướng dẫn giải:

Trong kính hiển vi, khoảng cách giữa vật kính và thị kính được giữ không đổi. 

→Để điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng, ta phải thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.

Chọn đáp án A.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Nhận xét nào sau đây không đúng về kính hiển vi?

A. Vật kính là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có tiêu cự rất ngắn;      

B. Thị kính là 1 kính lúp;

C. Vật kính và thị kính được lắp đồng trục trên một ống;       

D. Khoảng cách giữa 2 kính có thể thay đổi được.

2/ Độ dài quang học của kính hiển vi là

A. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.

B. khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.

C. khoảng cách từ tiểu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm ảnh của thị kính.

D. khoảng cách từ tiêu điểm vật của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính.

3/ Bộ phận tụ sáng của kính hiển vi có chức năng

A. tạo ra một ảnh thật lớn hơn vật cần quan sát.                   

B. chiếu sáng cho vật cần quan sát

C. quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như kính lúp.     

D. đảo chiều ảnh tạo bởi thị kính.

4/ Phải sự dụng kính hiển vi thì mới quan sát được vật nào sau đây?

A. hồng cầu.            

B.  Mặt Trăng.                      

C. máy bay.                          

D. con kiến.

5/ Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật

A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính.     

B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính.

C. tại tiêu điểm vật của vật kính.                           

D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự.

6/ Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh

A. khoảng cách từ hệ kính đến vật.                      

B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.

C. tiêu cự của vật kính.                                   

 D. tiêu cự của thị kính.

7/ Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực không phụ thuộc vào

A. tiêu cự của vật kính.                                           

B. tiêu cự của thị kính.

C. khoảng cách giữa vật kính và thị kính.                      

D. độ lớn vật.

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập về Kính hiển vi môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF