OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập Thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 năm 2021

12/04/2021 876.64 KB 348 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210412/93717905563_20210412_144824.pdf?r=4306
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập Thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 năm 2021 để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP THẤU KÍNH MỎNG

 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa

Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. Một trong hai mặt có thể là mặt phẳng.

Thấu kính mỏng là thấu kính có khoảng cách O1O2 của hai chỏm cầu rất nhỏ so với bán kính R1 và R2 của các mặt cầu.

2. Phân loại

Có hai loại:  

– Thấu kính rìa mỏng gọi là thấu kính hội tụ.

– Thấu kính rìa dày gọi là thấu kính phân kì.

Đường thẳng nối tâm hai chỏm cầu gọi là trục chính của thấu kính.

Coi O1    O2  O gọi là quang tâm của thấu kính.

3. Tiêu điểm chính

– Với thấu kính hội tụ: Chùm tia ló hội tụ tại điểm F/ trên trục chính. F/ gọi là tiêu điểm chính của thấu kính hội tụ.

– Với thấu kính phân kì: Chùm tia ló không hội tụ thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau tại điểm F/ trên trục chính. F/ gọi là tiêu điểm chính của thấu kính phân kì .

Mỗi thấu kính mỏng có hai tiêu điểm chính nằm đối xứng nhau qua quang tâm. Một tiêu điểm gọi là tiêu điểm vật (F), tiêu điểm còn lại gọi là tiêu điểm ảnh (F/).

4. Tiêu cự

Khoảng cách f từ quang tâm đến các tiêu điểm chính gọi là tiêu cự của thấu kính:  f  =  OF  =  OF/ .

5. Trục phụ, các tiêu điểm phụ và tiêu diện

– Mọi đường thẳng đi qua quang tâm O nhưng không trùng với trục chính đều gọi là trục phụ.

– Giao điểm của một trục phụ với tiêu diện gọi là tiêu điểm phụ ứng với trục phụ đó.

– Có vô số các tiêu điểm phụ, chúng đều nằm trên một mặt phẳng vuông góc với trục chính, tại tiêu điểm chính. Mặt phẳng đó gọi là tiêu diện của thấu kính. Mỗi thấu kính có hai tiêu diện nằm hai bên quang tâm.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính

A. không tồn tại.

B. chỉ là thấu kính hội tụ.

C. chỉ là thấu kính phân kì.

D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.

Giải

Đáp án: D

Vật và ảnh cùng chiều thì ảnh là ảnh ảo nên có thể là THPK hoặc TKHT

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1/ Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi

A. 2 mặt cầu lồi.                                   

B. hai mặt phẳng.   

C. hai mặt cầu lõm.                            

D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.

2/ Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là

A. thấu kính hai mặt lõm.                                          

B. thấu kính phẳng lõm.

C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm.       

D. thấu kính phẳng lồi.

3/ Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là:

A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính;

B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;

C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng;

D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính.

4/ Trong các nhận định sau, nhận định  không đúng về chùm sáng qua thấu kính hội tụ khi đặt trong kkhí là:

A. Chùm sáng tới song song, chùm sáng ló hội tụ;       

B. Chùm sáng tới hội tụ, chùm sáng ló hội tụ;

C. Chùm sáng tới qua tiêu điểm vật, chùm sáng ló song song với nhau;

D. Chùm sáng tới thấu kính không thể cho chùm sáng phân kì.

5/ Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:

A. Tia sáng tới kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính;

B. Tia sáng song song  với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;

C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;      

D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.

6/ Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí là:

A. Tia sáng tới qua quang tâm thì tia ló đi thẳng;

B. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính;

C. Tia sáng tới song song với trục chính, tia sáng ló kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính;

D. Tia sáng qua thấu kính luôn bị lệch về phía trục chính.

7/ Trong các nhận định sau về chùm tia sáng qua thấu kính phân kì đặt trong không khí, nhận định không đúng là:

A. Chùm tia tới song song thì chùm tia ló phân kì;  

B. Chùm tia tới phân kì thì chùm tia ló phân kì;

C. Chùm tia tới kéo dài đi qua tiêu đểm vật thì chùm tia ló song song với nhau;

D. Chùm tới qua thấu kính không thể cho chùm tia ló hội tụ.

8/ Nhận định nào sau đây là đúng  về tiêu điểm chính của thấu kính?

A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước kính;

B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính;

C. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính;

D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính.

9/ Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ?

A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương;  

B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn;

C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hôi tụ ánh sáng mạnh hay yếu; 

D. Đơn vị của độ tụ là đi ốp (dp).

 

-(Hết)-

Trên đây là toàn bộ phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập Thấu kính mỏng môn Vật Lý 11 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF