OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tồn tại của áp suất khí quyển môn Vật Lý 8 năm 2021

15/07/2021 0 Bytes 519 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210715/961549627981_20210715_175244.pdf?r=5569
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tồn tại của áp suất khí quyển môn Vật Lý 8 năm 2021 là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần ôn tập, củng cố các kiến thức đã học. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ

SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

a. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

b. Độ lớn áp suất khí quyển

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là milimét thủy ngân (mmHg).

Ngoài ra còn dùng một số đơn vị khác: át mốt phe (atm), paxcan (Pa), torr (Torr)…

1 atm = 101325 Pa

1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa

1 cmHg = 10 mmHg = 1333 Pa

1 atm = 760 Torr = 760 mmHg = 76 cmHg.

- Thông thường áp suất khí quyển ở sát mặt nước biển là 1 atm.

- Áp suất khí quyển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, gió, độ cao…

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Bài 1:  Tính độ cao của một chiếc máy bay đang bay. Biết cao kế đặt trên máy bay chỉ 7360 N/m2, áp suất của khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg và trọng lượng riêng của không khí lúc đó là 8 N/m3.

Hướng dẫn giải:

Áp suất khí quyển tại mặt đất:

pđất = 760 mmHg = 103360 N/m2

Áp suất của cột không khí cao h (m) gây ra tại mặt đất:

ph = pđất - pmáy bay = 103360 – 7360 = 96000 N/m2

Độ cao của một chiếc máy bay lúc đó là:

ph = dkk.h

⇒ h = ph/dkk = 96000/8 = 12000 m

Bài 2: Áp suất khí quyển tại chân của một đỉnh núi cao 640m là bao nhiêu N/m2, mmHg? Biết tại đỉnh của nó cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm và trọng lượng riêng của không khí tại đó coi như không đổi là 12,5 N/m3.

Hướng dẫn giải:

Áp suất của cột không khí cao 640 m gây ra tại chân cột:

pH = dKK.h = 12,5.640 = 8000 N/m2

Vì cột Hg trong ống Tôrixenli cao 69,1 cm = 691 mm nên áp suất khí quyển tại đỉnh cột là:

pĐ = 691 mmHg = 691.136 = 94000 N/m2

Vậy áp suất khí quyển tại chân cột:

pC = pĐ + pH 

⇒ pC = 94000 + 8000 = 102000 N/m2

Hay pC = 102000/136 = 750 mmHg

Bài 3: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

A. 321,1 m                        

B. 525,7 m       

C. 380,8 m                       

D. 335,6 m

Hướng dẫn giải:

- Áp suất ở độ cao h1 là 102000 N/m2

- Áp suất ở độ cao h2 là 97240 N/m2

- Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao là:

102000 – 97240 = 4760 N/m2

Vậy đỉnh núi cao: h– h1 = 4760/12,5 = 380,8 m

⇒ Đáp án C

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.

B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.

C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.

Câu 2: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì

A. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

B. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

C. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

D. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

Câu 3: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất?

A. Tại đáy hầm mỏ      

B. Tại đỉnh núi             

C. Trên bãi biển           

D. Tại chân núi

Câu 4: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là

A. 76N/m2                     

B. 760N/m2                   

C. 10336000N/m2        

D. 103360N/m2

Câu 5: Trong thí nghiệm của Torixenli, độ cao cột thuỷ ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thuỷ ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dthuỷ ngân= 136000N/m3, của rượu drượu = 8000N/m3.

A. 750mm;                     B. 1275mm;                   C. 7,5m                           D. 12,75m.

Câu 6: Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng:

A. 1.000Pa                    

B. 100Pa                       

C. 100.000Pa               

D. 10.000Pa

Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

A. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

B. Con người có thể hít không khí vào phổi

C. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

D. Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ

B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm

C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi

D. Uống nước trong cốc bằng ống hút

Câu 9: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

A. 8km                            B. 4,8 km                        C. 4320 m                      D. 3600 m

Câu 10: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p =d.h là do

A. Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí

B. Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao

C. Công thức p = d.h dùng để tính áp suất của chất lỏng

D. A và B đúng

Câu 11: Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển?

A. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

C. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.

D. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd.

Câu 12: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg.

A. 366 m                       

B. 528 m                       

C. Một đáp số khác     

D. 440 m

Câu 13: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.

B. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.

C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có.

D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

Câu 14: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

A. Có thể vừa tăng, vừa giảm.                          

B. Càng giảm

C. Càng tăng                                                        

D. Không thay đổi

Câu 15: Thí nghiệm Ghê - Rich giúp chúng ta

A. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng  

B. Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển

C. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển

D. Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích

Câu 16: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3, của nước biển là 10300 N/ m3.

A. Hộp không bị làm sao                                    

B. Hộp bị bẹp lại

C. Hộp nở phồng lên                                          

D. Hộp bị bật nắp

Câu 17: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là

A. 753,3 mmHg            

B. 960 mmHg               

C. 663 mmHg               

D. 748 mmHg

Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

ĐÁP ÁN

1

C

5

D

9

C

13

C

17

A

2

B

6

C

10

A

14

B

18

C

3

A

7

D

11

D

15

B

 

 

4

D

8

A

12

D

16

B

 

 

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Sự tồn tại của áp suất khí quyển môn Vật Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE
OFF