OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập về Vận tốc môn Vật Lý 8 năm 2020-2021

28/12/2020 1.37 MB 335 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201228/165230027694_20201228_153238.pdf?r=3709
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 8 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập về Vận tốc gồm phần phương pháp và bài tập có lời giải chi tiết để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức môn Vật Lý 8, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ VẬN TỐC

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Công thức vận tốc

- Công thức vận tốc: v = s/t 

- Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: s = v.t

- Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t = s/v 

2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm

- Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.

Ví dụ: v1 = 3 km/h, v2 = 6 km/h thì v1 < v2

- Nếu đề bài hỏi vận tốc của vật này lớn gấp mấy lần vận tốc của vật kia thì ta lập tỉ số giữa hai vận tốc.

- Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B.

   + Khi hai vật chuyển động cùng chiều:

v = vA – vB (vA > vB) ⇒ Vật A lại gần vật B

v = vB – vA (vA < vB) ⇒ Vật B đi xa hơn vật A

   + Khi hai vật chuyển động ngược chiều:

Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau (v = vA + vB)

3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau

a) Hai vật chuyển động ngược chiều

- Nếu hai vật chuyển động ngược chiều, khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách của hai vật.

Hai vật A và B chuyển động ngược chiều, gặp nhau tại G

Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới G

S2 là quãng đường vật B đi tới G

AB là tổng quãng đường hai vật đã đi:

AB = S = S1 + S2

Chú ý: Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2

- Tổng quát:

(S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật)

b) Hai vật chuyển động cùng chiều

- Nếu hai vật chuyển động cùng chiều, khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật.

Hai vật A và B chuyển động cùng chiều tới chỗ gặp G

Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G

S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G

S3 là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban

đầu của hai vật.

- Tổng quát:

Chú ý:

   + Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2

   + Nếu không chuyển động cùng một lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.

4. Bài toán chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông

- Gọi vx, tx, sx lần lượt là vận tốc, thời gian và quãng đường khi xuôi dòng.

vng, tng, sng là vận tốc, thời gian, quãng đường khi ngược dòng.

vn là vận tốc của dòng nước.

vt là vận tốc thực của thuyền khi dòng nước yên lặng.

II. BÀI TẬP THAM KHẢO

Bài 1: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Giải

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

Bài 2: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

Giải

- Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau.

- Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1.

Quãng đường người đi xe đạp đi được:

sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1)

Quãng đường người đi xe máy đi được:

sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2)

- Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3)

- Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ

Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau.

Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km)

Bài 3: Một người đến ga tàu thì bị chậm mất 30 phút sau khi tàu đã rời khỏi nhà ga A. Để được đi tàu, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên tàu ở nhà ga B kế tiếp. Khi đi được 3/4 quãng đường từ A đến B thì taxi đuổi kịp tàu. Hỏi người này phải đợi tàu ở nhà ga B trong bao lâu? Coi taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian.

Giải

- Gọi G là địa điểm taxi đuổi kịp tàu

- Gọi t là thời gian xe taxi đi từ A đến khi gặp nhau tại G và vì taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian

⇒ thời gian xe taxi và tàu đi từ G đến B là:

- Vì chậm mất 30 phút = 1/2 giờ nên thời gian tàu đi từ nhà ga A đến G và từ G đến B lần lượt là:

Vậy thời gian người đó phải đợi tại nhà ga B là:

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập về Vận tốc môn Vật Lý 8 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF