OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm về Vận tốc môn Vật Lý 8

24/08/2019 786.25 KB 660 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190824/791717599056_20190824_101119.pdf?r=657
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 8 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm về Vận tốc môn Vật lý 8 được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập. Chúc các em học tốt!

 

 
 

Phương Pháp Giải Các Bài Tập

Trắc Nghiệm Về Vận Tốc Môn Vật Lý 8

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Công thức vận tốc

- Công thức vận tốc:   

- Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: s = v.t

- Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được:   

2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm

- Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn.

Ví dụ: v1 = 3 km/h, v2 = 6 km/h thì v1 < v2

- Nếu đề bài hỏi vận tốc của vật này lớn gấp mấy lần vận tốc của vật kia thì ta lập tỉ số giữa hai vận tốc.

- Vật A chuyển động, vật B cũng chuyển động. Tìm vận tốc của vật A so với vật B.

   + Khi hai vật chuyển động cùng chiều:

v = vA – vB (vA > vB) ⇒ Vật A lại gần vật B

v = vB – vA (vA < vB) ⇒ Vật B đi xa hơn vật A

   + Khi hai vật chuyển động ngược chiều:

Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau (v = vA + vB)

3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau

a) Hai vật chuyển động ngược chiều

b) Hai vật chuyển động cùng chiều

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Chú ý:

   + Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2

   + Nếu không chuyển động cùng một lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau.

4. Bài toán chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông

...

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN

Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là

A. vôn kế        B. nhiệt kế

C. tốc kế        D. ampe kế

Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?

A. Cho biết hướng chuyển động của vật.

B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.

C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.

D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.

Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm

⇒ Đáp án C

Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn.

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn.

C. Hai chuyển động bằng nhau.

D. Tất cả đều sai.

 Đáp án B

Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào

A. đơn vị chiều dài

B. đơn vị thời gian

C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.

D. các yếu tố khác.

Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian

⇒ Đáp án C

Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là:

A. 145 000 000 km

B. 150 000 000 km

C. 150 649 682 km

D. 149 300 000 km

Đáp án C

Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.

A. 5100 m        B. 5000 m

C. 5200 m        D. 5300 m

Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m

⇒ Đáp án A

Bài 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?

A. 1 giờ 20 phút        B. 1 giờ 30 phút

C. 1 giờ 45 phút        D. 2 giờ

Đáp án C

Bài 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s

Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m

Vận tốc của người đó:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{24300}}{{2700}} = 9m/s = 32,4km/h\)

Bài 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

- Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau.

- Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1.

Quãng đường người đi xe đạp đi được:

sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1)

Quãng đường người đi xe máy đi được:

sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2)

- Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3)

- Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ

Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau.

Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km)

 

---Để xem tiếp nội dung Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm về Vận tốc môn Vật Lý 8 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Phương pháp giải các bài tập trắc nghiệm về Vận tốc môn Vật Lý 8. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF