OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phương pháp giải bài tập Biểu diễn lực môn Vật Lý 8 năm 2020 - 2021

28/12/2020 1.29 MB 209 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201228/925822614691_20201228_164931.pdf?r=3745
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ sắp tới, HOC247 đã sưu tầm và biên soạn lại một cách chi tiết và rõ ràng tài liệu Phương pháp giải bài tập Biểu diễn lực môn Vật Lý 8 gồm phần phương pháp và bài tập kèm lời giải chi tiết để các em có thể rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích với các em.

 

 
 

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BIỂU DIỄN LỰC

 

I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ

Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

2. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

II. BÀI TẬP THAM KHẢO

Bài 1: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N.

Giải

Trọng lực  \(\vec P\) tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).

- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

- Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).

Bài 2: Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau:

Giải

Lực  \(\vec F\) tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt tại A.

- Phương tạo với phương nằm ngang một góc

300 (có chiều quay ngược với chiều kim đồng hồ),

chiều hướng lên.

- Cường độ: F = 3.15 = 45 N

Bài 3: Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau:

Giải

Lực  \(\vec P\) tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt trên vật (tại tâm hình tròn).

- Phương thẳng đứng

- Chiều từ trên xuống dưới

- Cường độ: P = 2.10 = 20 N

Bài 4: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ:

Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

Giải

Lực  \(\vec F_1\) cùng hướng với v1 

⇒ Làm tăng chuyển động của vật

⇒ Vật 1 tăng vận tốc.

Lực \(\vec F_2\) ngược hướng với v2 

⇒ Làm giảm chuyển động của vật

⇒ Vật 2 giảm vận tốc.

⇒ Đáp án A

Bài 5: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

A. F3 > F2 > F1

B. F2 > F3 > F1

C. F1 > F2 > F3

D. Một cách sắp xếp khác

Giải

Ta có:

F3 > F2 > F1 vì F3 = 2F2 = 3F1

⇒ Đáp án A

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Biểu diễn lực môn Vật Lý 8 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF