OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

18/01/2019 725.19 KB 11118 lượt xem 42 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190118/49543478230_20190118_111741.pdf?r=5801
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận những nỗi đau của nhân vật này trước những biến đổi của cảnh vật, những con người chốn cũ. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cố hương.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả:
    • Nhà văn Lỗ Tấn sinh năm 1881 và mất năm 1936. Ông nổi tiếng là một nhà văn cách mạng Trung Quốc.
    • Lỗ Tấn đã để lại cho nền văn học Trung Hoa nhiều tác phẩm đình đám, tạo nên dấu ấn và tên tuổi của ông
  • Giới thiệu tác phẩm:
    • Cố hương của Lỗ Tấn - gắn với những kí ức của chính nhà văn về quê hương của mình. Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật tôi trong tác phẩm hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Hoa trước cách mạng.

2. Thân bài

* Tổng:

  • Câu chuyện đan xen kỉ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn của quê cũ được phản chiếu qua tâm trạng nhân vật tôi.
  • Nhân vật tôi không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp tư tưởng của nhà văn: nhận thức về thực trạng xã hội và thể hiện niềm tin vào khả năng tự thay đổi số phận của những người dân.

* Phân:

a. Tôi trong ngày về quê:

  • Cảnh sắc cố hương ngày về tạo nỗi buồn man mác, gắn tâm trạng của kẻ biết mình phải li hương. Khung cảnh cắt nghĩa tâm trạng, báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.

b. Tôi trong ngày ở quê:

  • Hồi ức về người bạn Nhuận Thổ - tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới giai cấp giữa hai đứa trẻ - Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê.
  • Cảm xúc khi gặp lại tạo cảm nhận bi đát về thực tại. Sự thay đổi từ hình dạng đến tâm tính của người bạn cũ.
  • Tình cảm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kị, bần tiện và nhu nhược, thiếu sức sống là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sống khó khăn.

c. Tôi trong ngày xa quê:

  • Không còn chút vương vấn quê cũ
  • Niềm hi vọng nhen nhóm từ tình bạn giữa Thủy Sinh - con Nhuận Thổ và cháu Hoàng khơi dậy niềm tin tưởng vào tương lai.

d. Hình tượng con đường:

  • Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho người dân nghèo.
  • Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lí làm gì có đường? Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

* Hợp:

  • Tình cảm gắn bó với mảnh đất và con người quê hương của Lỗ Tấn. Suy ngẫm gắn với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa
  • Sự vĩ đại trong tư tưởng nhà văn, ý nghĩa dự báo về tương lai dân tộc Trung Hoa.

3. Kết bài

  • Cảm nhận của bản thân về tác phẩm.
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật, liên hệ thực tiễn.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn

Gợi ý làm bài:

Ai đã từng đọc Cố hương của Lỗ Tấn, chắc hẳn sẽ bị cuốn hút vào dòng cảm xúc của nhân vật tôi  với bao kỉ niệm sống dậy mãnh liệt trong lần thăm quê cuối cùng. Quá khứ đẹp đẽ ấy đã đối mặt với thực tại đầy biến đổi đến bàng hoàng của quê hương tạo nên những khoảnh khắc diễn biến phức tạp thấm đượm nỗi xót xa của tôi trong tác phẩm. Một câu chuyện cảm động có nhiều chi tiết từ chính cuộc đời của nhà văn nhưng điều chủ yếu nằm trong ý nghĩa tư tưởng lớn lao của tác phẩm: từ hiện tại buồn thương vẫn không tắt nguồn hi vọng vào tương lai, cùng niềm mong ước tốt đẹp về con đường cho những người dân thoát cảnh bần cùng đen tối.

Bối cảnh làng quê trong ngày trở lại của tôi thật buồn, với những chi tiết tô đậm cảm giác lạnh lẽo của khung cảnh mùa đông: “Gần về đến làng, trời lại càng u ám, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới bầu trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại”. Không  gian ấy dường như dự báo cho một viễn cảnh ảm đạm về cuộc sống thực tại ở quê hương. Thực tế khác hẳn hình dung của một người hai mươi năm mới trở về làng cũ. Kỉ niệm bao giờ cũng lưu lại những hình ảnh đẹp trong tâm trí nhưng đôi khi thực tại lại gieo vào lòng người cảm giác choáng váng, gần như một nỗi thất vọng. Tâm trạng buồn lại càng đậm nét hơn khi cuộc trở về này chỉ nhằm mục đích nói lời giã biệt. Còn gì buồn hơn khi phải rứt bỏ những hình ảnh đã từ lâu in hằn trong tâm trí? Trở về làng cũ mà ngỡ như lạc lõng trước cảnh vật đổi khác. Không gian u ám, hơi lạnh giữa đông như phụ trợ cho niềm cảm khái của con người. Có ai diễn tả nỗi niềm ấy thấm thía như Lỗ Tấn trong đoạn văn này: Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được. Nói vậy có nghĩa là dù đã cách xa hai mươi năm, kí ức vẫn vẹn nguyên những vẻ đẹp của làng.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Chưa bao giờ, cái ranh giới giả tạo phân biệt giai cấp lại hiện hình rõ như thế qua sự lặp lại vô tình này. Niềm tin của tôi thật mãnh liệt dù cho không tránh khỏi thoáng chút mơ hồ, nhưng ở đó là niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của người dân quê. Chẳng qua, những biến đổi thời cuộc tác động đến gia cảnh đã làm thay đổi tính cách tốt đẹp của họ mà thôi. Những hi vọng được nhen nhóm từ suy ngẫm về người bạn cũ - sùng bái tượng gỗ một cách mê muội kì thực cũng là một cách nuôi hi vọng. Bản thân nhân vật tôi cũng đang hi vọng một tương lai sáng sủa hơn. Họ đã gặp nhau trong hi vọng đổi đời, nhưng lại rất khác nhau về con đường của mỗi người.

Hình tượng con đường ở phần cuối tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm về thực trạng xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Con đường mà tác giả cảm nhận được về thực tại là sự phân rẽ của các tầng lớp xã hội, một điều đáng buồn và ray rứt tâm tư của nhà văn. Nhiệt tình cải tạo xã hội đã thành câu kết đầy triết lí thể hiện sâu sắc tư tưởng nhà văn: kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Đó là sự khẳng định cho quyết tâm vượt qua những định kiến xã hội lạc hậu. Con đường mà nhà văn muốn nói chính là con đường chung - thay đổi số phận, thay đổi nếp nghĩ để kết lại tình bạn như thuở nào tốt đẹp vô tư, để người sống với người hoà đồng thân ái. Muốn vậy, mỗi người phải tự vạch con đường cho mình, không giẫm lên những vết mòn vẹt của định kiến cũ. Cảm hứng của nhà văn hướng về việc cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp.

Tác phẩm một lần nữa thể hiện quan niệm dùng văn chương “chữa bệnh tinh thần” cho dân tộc Trung Hoa của nhà văn vĩ đại Lỗ Tấn. Xuất phát từ tình yêu với quê hương và con người nghèo khổ, Lỗ Tấn đã viết nên những trang cảm động về tình bạn ấu thơ, nỗi xót xa truớc tình trạng khốn cùng và suy thoái tinh thần của người dân tại cố hương. Tấm lòng nhiệt thành và ý thức đấu tranh chống xã hội bất công thấm đượm trong từng trang sách. Ông đã đưa ra những dự đoán thiên tài về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc Trung Hoa khi tìm ra con đường chân chính tự giải phóng mình.

Cố hương không phải là những dư âm nhạt nhoà mà còn mang ý nghĩa thời sự nóng hổi. Chừng nào nhân loại còn gánh chịu những bất công vô lí, còn những số phận khốn khổ như Nhuận Thổ và những người dân quê, thì chúng ta còn cần đến một tấm lòng Cố hương để chia sẻ nỗi niềm, khơi dậy ý thức xoá bỏ ranh giới giàu nghèo, để giúp cho người mãi đến với nhau bằng tấm lòng bè bạn.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích tâm trạng nhân vật Tôi trong tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF