OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

13/07/2018 670.33 KB 7986 lượt xem 31 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180713/250871432250_20180713_102603.pdf?r=6418
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bài văn mẫu phân tích những diễn biến tâm trạng của Kiều trước không gian bao la, mênh mông của vũ trụ ở lầu Ngưng Bích. Với hệ thống bài soạn bao gồm 3 phần: sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu, Học247 hi vọng các em sẽ có thêm tài liệu tham khảo bổ ích khi học đoạn trích này. Chi tiết bài văn mẫu, các em có thể tham khảo dưới đây:

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Khái quát về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
    • Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất tiền vốn lẫn lời nên đã hứa khi nào Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi đưa nàng ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lòng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống một mình ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi, nhớ thương về người yêu và cha mẹ.

2. Thân bài

  • Cảnh lầu Ngưng Bích
    • Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

      Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

      Bốn bề bát ngát xa trông,

      Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

      • Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.

      • Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.

      • Không gian, vũ trụ bao la.
      • Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.
  • Tâm trạng của Thúy Kiều trước không gian bát ngát, mênh mông.
    • Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

      Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

      • Từ láy “bẽ bàng”: sự hổ thẹn, sự tự vấn, nỗi chán nản hòa với buồn tủi đang tràn ngập trong tâm trạng Kiều.
  • Nỗi nhớ của Kiều khi đứng trước lầu Ngưng Bích
    • Kiều nhớ tới Kim Trọng
      • Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

        Tin sương luống những rày trông mai chờ.

        • Chữ “tưởng”: hồi tưởng, nhớ lại
        • Nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng: “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng.
        • Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dung ở Liêu Dương cách trở, xa xôi, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi:
        • Bên trời góc bể bơ vơ,

          Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

        • Động từ “gột rửa”: diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được.
        • ⇒ Nỗi nhớ người yêu da diết, đau đáu.
    • Nỗi nhớ cha mẹ
      • Xót người tựa cửa hôm mai,

        Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

        Sân Lai cách mấy nắng mưa,

        Có khi gốc tử đã vừa người ôm

      • Nếu nhớ đến Kim Trọng, Kiều “tưởng” thì nhớ đến cha mẹ nàng lại “xót”.
      • Kiều xót khi cha mẹ già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con.
      • Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai”: nói lên tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
      • Nhớ về cha mẹ, Kiều tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, cha mẹ không ai chăm sóc, đỡ đần lúc về già.
      • Cụm từ “cách mấy nắng mưa”: vừa nói về thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật.
      • Nhớ về cha mẹ, Kiều luôn nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục “Nhớ ơn chín chữ cao sâu”.
      • ⇒ Kiều là một con người hiếu thảo, thủy chung, vị tha, luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ cho mình.
    • Lí giải: Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ đến Kim Trọng
      • Khi đặt chung giữa hai chữ tình và hiếu, Kiều đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha, Kiều đã phẩn nào đền đáp được công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng rất nhiều vào Kiều. Nhưng giờ đây, tấm thân của Kiều đã hoen ố, nên nàng càng ân hận và day dứt hơn.
      • Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí.
      •  ⇒ Thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Du.

⇒ Kiều hiện lên là một người con gái thủy chung, hiếu thảo và đầy lòng vị tha.

  • Cuối cùng, Kiều quay về với thực tại cảnh ngộ của mình.
    • Buồn trông cửa bể chiều hôm

      …. Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

    • Tám câu thơ cuối là bức tranh cảnh vật được khắc họa qua điệp từ “buồn trông”.
    • Mỗi cảnh vật đều mang những tâm trạng, sự khắc khoải riêng.
    • Kiều càng lúc càng chìm đắm trong nỗi buồn của riêng mình.
    • “Ầm ầm”: như dự báo những biến cố sẽ ập xuống đời Kiều sắp diễn ra.
  • Nghệ thuật lấy cảnh làm nền cho con người đã làm toát lên nỗi cô đơn, vô vọng của Kiều trước vận mệnh của chính mình.

3. Kết bài

  •  Nội dung:
    • Đoạn trích thể hiện nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ và sự lo lắng cho số phận lênh đênh của Kiều.
    • Tấm lòng ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ

⇒ Đây là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

  • Nghệ thuật: ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hình ảnh, từ ngữ tinh tế, tả cảnh ngụ tình.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Gợi ý làm bài:

Sau khi bán mình chuộc cha và em, Thúy Kiều đã bị tên bán tơ mua nguyệt Mã Giám Sinh câu kết với Tú Bà đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh. Kiều bị cấm cung ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất đó là một sự giam lỏng. Sau lưng nàng là biết bao sóng gió, đoạn trường. Tại lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ người yêu, nhớ mẹ cha và xót xa cho bản thân mình.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Những câu thơ miêu tả tâm trạng bất ổn, buồn chán, lo lắng thoát ra từ thiên nhiên ấy được kết thúc bằng tiếng “ầm ầm” của sóng  như báo trước cơn tai biến sẽ đổ sập xuống đầu Kiều.

Với quan niệm thẩm mĩ truyền thống, lấy cảnh vật làm nền cho con người, Nguyễn Du mở đầu  đoạn trích  bằng không gian rộng lớn nhưng cô đơn. Kết thúc bằng nỗi cô đơn vô vọng đã đẩy lên cao độ trong không gian của sự vắng lặng không một bóng người. Tất cả đó đã đẩy Kiều đến những lối rẽ không rõ ràng của vận mệnh.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF