OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

21/03/2018 498.8 KB 9860 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180321/784813846912_20180321_101654.pdf?r=8456
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Ông đồ cuỷa nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những bài học hay và trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8. Và để hiểu sâu sắc hơn về bài thơ này cũng như hiểu rõ hơn về hai khổ thơ cuối trong bài thơ, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên dưới đây.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 Sơ đồ tư duy   phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ Ông Đồ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: hai khổ thơ cuối bài thơ

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Thể loại:
    • Vị trí:
  • Nội dung cần làm rõ
    • "Ông đồ vẫn ngồi đó...qua đường không ai hay" à Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay".
      • Tác giả không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân hoá, hai câu thơ: "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu". Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác.
      • Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học.
      • Hình ảnh "lá vàng" lìa cành và "mưa bụi bay" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó.
      • Khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.
    • Khổ thơ cuối: Nỗi niềm của tác giả
      • Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa".
      • Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn.
      • "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm.
      • Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tụ vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

c. Kết bài

 


Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên

Gợi ý làm bài

Vũ Đình Liên là một nhà giáo,nhà phê bình văn học và dịch thuật,bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ. Ông sáng tác không nhiều và những sáng tác của ông đều mang một niềm hoài cổ về lũy tre,về thành cổ và về những người “muôn năm cũ”. Trong số đó bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là bài thơ tiêu biểu nhất của ông,bài thơ đưa Vũ Đình Liên thành người mở đường và góp phần thành công trong phong trào thơ mới. Hai khổ cuối là hai khổ thơ tiêu biểu nhất trong bài thơ Ông đồ. Hai khổ thơ này nói lên một nét đẹp truyền thống của dân tộc dường như đã bị lãng quên.

Ngày tết đến trong mỗi gia đình người Việt chúng ta đều không thể thiếu những món ăn cổ truyền mang hương vị dân tộc mà môi khi nhắc đến nó ta sẽ cảm nhận ngay ngày tết đang dần về trên mỗi con phố nẻo đường tràn ngập dòng người nô nức đi mua sắm để chuẩn bị những thứ không thể thiếu:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Ngày nay cuộc sống đã không ngừng phát triển nhưng thật vui khi mỗi dịp tết đến xuân về hay trong những hội chợ triển lãm đôi khi ta bắt gặp những bạn trẻ trong trang phục ông đồ xưa đang viết trên trang giấy đỏ những dòng chữ rồng bay phượng múa khiến ta nhớ lại một hình ảnh nô nức đã qua. Họ đang cố gắng giữ lại những phong tục tốt đẹp đã bị mai một. Chúng ta hãy cùng hy vọng phong tục này sẽ một lần nữa hồi sinh và ngày càng phát triển đi lên.

Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ như một câu chuyện về ông đồ. Qua đó tác giả bày tỏ sự luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.

Hi vọng rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em ôn tập và củng cố kiến thức về bài thơ Ông đồ trong chương trình Ngữ văn 8 một cách hiệu quả và khoa học. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF