OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả H. Ten

04/01/2018 1.04 MB 2765 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180104/13116234701_20180104_132413.pdf?r=6530
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua sự so sánh và khám phá, đoạn trích "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten" của tác giả Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng. Chó Sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệtCừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây: Phân tích đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả H. Ten để thấy rõ hơn sự khác biệt và có cái nhìn khái quát hơn về đọan trích này. 

 


 

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten của tác giả H. ten.pdf

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả
    • Tác giả Hi-pô-lít Ten là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp sinh năm 1828 và mất năm 1893. Lúc sinh thời ông làm viện sĩ Viện Hàn Lâm Pháp.
    • Ông là một nhà văn, triết gia, một nhà nghiên cứu lừng lãnh của nước Pháp những năm thế kỷ XIX.
  • Giới thiệu bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu” được trích dẫn trong đoạn trích
    • Bài thơ ngụ ngôn được trích dẫn trong tác phẩm là một tác phẩm nghệ thuật hay, mang cốt truyện ngụ ngôn nhiều ẩn dụ sâu sắc.
    • Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều triết lý thâm sâu, phản ánh được cuộc sống muôn màu với luật nhân quả, cái thiện và cái ác.
  • Giới thiệu đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten”:
    • Qua đoạn trích này, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông (1707 - 1788), nhà vạn vật học và La Phông-ten (1621- 1695), nhà thơ ngụ ngôn khi nói về con chó sói và con cừu.

b. Thân bài

  • Khái quát nội dung của tác phẩm
    • Nội dung của bài thơ đã mượn hình ảnh hai nhân vật là: Chó sói và cừu. Hai con vật này đại diện cho hai thế lực. Một bên là chó sói là một bạo chúa, nhẫn tâm, độc ác, mưu mô, nham hiểm. Một bên là chú cừu là một thần dân, đáng thương, chịu nhiều đau khổ khi phải là một vật tế thần, bị mang tính mạng ra là cúng lễ.
  • Phân tích hình ảnh con cừu trong thơ của Buy-phông và La Phông-ten để thấy rõ sự khác nhau giữa văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật?
    • Trong những phần đầu của bài thơ miêu tả chú cừu. Tác giả Buy- phông đã chỉ rất rõ ràng cừu là một con vật ngây thơ, có đôi chút khờ khạo. Cừu còn rất nhút nhát, nên chúng thường sống chung thành bầy đàn để có thể che chở được cho nhau.
    • Trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten tác giả đã nói về đời sống tâm linh của chú cừu hoàn toàn khác.
      • Cừu là loài động vật rất yêu con của mình, chỉ cần nghe tiếng cừu con kêu thì dù cừu mẹ ở đâu cũng chạy về để bảo vệ ngay lập tức.
      • Cừu mẹ có đức tính hy sinh nhẫn nhịn rất cao. Nó có thể đứng yên hàng giờ đồng hồ trong mưa tuyết, trong lạnh giá để cho cừu con bú.

→ Qua hình ảnh thơ của La Phông-ten người đọc có thể cảm nhận được rằng cừu mẹ là người mẹ tuyệt vời, luôn hy sinh che chở cho đàn con thân yêu.

  • Phân tích về nhân vật chó sói? So sánh hai văn bản khoa học của Buy-phông và La Phông-ten để thấy rõ được nhân vật chó sói là như thế nào?
    • Trong văn bản của Buy-phông chó sói là một tên độc ác, hắn thường xuyên rình rập để cướp bóc của người khác. Bộ mặt con sói toát lên vẻ tinh khôn, nhưng cũng gian manh xảo trá, đôi lúc còn gớm ghiếc đáng sợ.
    • Nhà thơ La Phông-ten lại cởi mở hơn. Ông nhìn chó sói bằng cái nhìn thông thoáng và nhân đạo hơn. Ông thấy được sự ngu ngốc đáng thương của chó sói, đến mức bị mắc mưu và bị đánh đập

→ Nhận xét khái quát so sánh giữa hai văn bản thơ của Buy- Phong và của Hi-pô-lít Ten đã đã thấy sự khác biệt trong hai cái nhìn nhân sinh quan của hai tác giả.

⇒ Nếu Buy-phông quan tâm tới đặc tính tự nhiên của sói và cừu hơn thì. Hi-pô-lit Ten lại quan tâm tới đời sống thâm hồn của hai loại vật này hơn.

c. Kết bài

  • Bài thơ “Chó sói và cừu” là một tác phẩm nghệ thuật bằng thơ ngụ ngôn hay và để lại trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa, bài học sâu sắc.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten” của tác giả H.Ten.

Gợi ý làm bài

       Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông là một nhà văn, triết gia, một nhà nghiên cứu lừng lãnh của nước Pháp những năm thế kỷ XIX.

Bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu” được trích dẫn trong tác phẩm là một tác phẩm nghệ thuật hay, mang cốt truyện ngụ ngôn nhiều ẩn dụ sâu sắc. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều triết lý thâm sâu, phản ánh được cuộc sống muôn màu với luật nhân quả, cái thiện và cái ác.

Hi-pô-lít Ten là tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng: “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn” của ông; xuất bản lần đầu năm 1853 sau đó được tái bản rất nhiều lần. Công trình gồm 3 phần, mỗi phần lại chia thành nhiều chương. Bài “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trích từ chương II, phần thứ hai của cuốn sách. Qua đoạn trích “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn”, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa Buy-phông (1707 - 1788), nhà vạn vật học và La Phông-ten (1621 - 1695), nhà thơ ngụ ngôn khi nói về con chó sói và con cừu.

       Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng nhận xét về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là phải in đậm dấu ấn về cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Rõ ràng, từ thế giới tự nhiên, chó sói và cừu non đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính cách khái quát rõ nét, tiêu biểu cho những hạng người cụ thể trong xã hội. Vì vậy mà nhân vật ngụ ngôn của La Phông-ten được cả nhân loại thích thú và yêu mến.

Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những nhận xét chính xác về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn của sự vật bằng tưởng tượng của nhà văn, nhà thơ.

Bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu” là một văn bản nghệ thuật. La Phông- ten đã miêu tả chó sói là một bạo chúa độc ác, quỷ quyệt ; còn chú cừu non là một thần dân một vật tế thần khổ sở, đáng thương.

       Qua bài văn nghị luận của H.Ten, ta nhận thấy khi đọc các tác phẩm văn học, cần phải nắm vững đặc trưng của văn bản nghệ thuật, đó là hình tượng nhân vật được tác giả tưởng tượng, hư cấu xây đựng nên để trở thành những bức tranh sinh động về cuộc sống vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát trong xã hội.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn nghị luận phân tích đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten” của tác giả H.Ten. Bài thơ “Chó sói và cừu” là một tác phẩm nghệ thuật bằng thơ ngụ ngôn hay và để lại trong lòng người đọc nhiều ý nghĩa, bài học sâu sắc. Qua sự so sánh và khám phá về hai hình tượng chó sói và cừu, đoạn trích “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten”; Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những phán đoán về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn, sự vật bằng tưởng tượng. Qua đó, ta thấy được chó sói là một bạo chúa, độc ác, quỷ quyệt. Cừu là một thần dân, một vật tế thần đau khổ, đáng thương.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE
OFF