OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

11/07/2018 681.98 KB 9681 lượt xem 40 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180711/332111532048_20180711_155048.pdf?r=6335
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần đầu của Truyện Kiều. Với bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Học247 đã biên soạn và tổng hợp cho các em một tư liệu tham khảo về đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Thông qua bài văn mẫu, các em sẽ dễ dàng nắm được hướng triển khai khi viết bài văn phân tích về đoạn trích này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo dưới đây:

 

 
 

A. Sơ đồ gợi ý tóm tắt

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Du:
    • Nguyễn Du (1766 – 1820), là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.
  • Giới thiệu về đoạn trích Chị em Thúy Kiều
    • Được trích từ Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
    • Đoạn trích nằm ở phần đầu tác phẩm: giới thiệu và tập trung tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân.

2. Thân bài

  • Vẻ đẹp chung của hai chị em Thúy Kiều
    • Cả hai chị em đều có vẻ đẹp thanh cao, cốt cách và hoàn hảo đên tác giả phải thốt rằng “mười phân vẹn mười”
    • Nhưng trong vẻ đẹp chung ấy mỗi người có một vẻ đẹp riêng, mỗi người một vẻ rất rõ ràng.
    • Sử dụng bút pháp nghệ thuật: ước lệ, gợi tả, so sánh, ẩn dụ ⇒ nói lên vẻ đẹp của con người.
    • Thành ngữ: “Mười phân vẹn mười”: chỉ vẻ đẹp hoàn mĩ.

⇒ Cách giới thiệu ngắn gọn làm nổi bật vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đạt đến độ hoàn mĩ của hai chị em.

  • Vẻ đẹp của Thúy Vân
    • Được miêu tả chi tiết từ khuôn mặt, chân mày, miệng cười, giọng nói, mái tóc, làm da.
    • Những vẻ đẹp này được Nguyễn Du miêu tả qua 4 câu thơ.
    • Tác giả sử dụng cách gợi tả, điển cố, điển tích, bút pháp ước lệ tượng trưng (trăng, mây, tuyết , ngọc)

⇒ Vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, quý phái – hài hòa của Thúy Vân, được Nguyễn Du đem ra làm đòn bẩy để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.
⇒ Dự báo một cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ.

  • Vẻ đẹp của Thúy Kiều
    • Về nhan sắc: đẹp mặn mà.
      • Tác giả chỉ tập trung miêu tả: đôi mắt, lông mày.
      • Sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt, dùng thành ngữ, điển cố (nghiêng nước nghiêng thành)
    • ⇒ Vẻ đẹp của một tuyệt sắc giai nhân.
    • Về tài năng: thông minh, biết đủ cầm, kì, thi, họa.
      • Nghệ thuật: biện pháp liệt kê, từ ngữ đặc tả: ăn đứt, nghề riêng, vốn sẵn,…

⇒ Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc và tâm hồn.

⇒ Dự báo số phận: éo le, đau khổ, bất hạnh.

3. Kết bài

  • Nội dung: ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của chị em Thúy Kiều.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng; nghệ thuật đòn bẩy, ngôn ngữ được chọn lựa tinh tế, tài tình.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

Gợi ý làm bài:

Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.

Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Hai câu thơ như che chở, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du do Học247 biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF