Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích con hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ dưới đây để ôn tập và củng cố những kiến thức trọng tâm của bài học Nhớ rừng trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích từ tài liệu này.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Nhớ rừng và tác giả Thế Lữ
- Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật con hổ
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ sáng tác vào nãm 1934, lần đầu đăng báo, sau được n trong tập “Mấy vần thơ”( 1935).
- Chủ đề: Mượn lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả đã thể hiện tâm sự u uất và niềm khao khát tự do mãnh liệt, cháy bỏng của con người bị giam cầm, nô lệ. Bài thơ đã khơi dậy tình cảm yêu nước, niềm uất hận và lòng khát tự do của con người Việt Nam khi cang bị ngoại bang thống trị.
- Nội dung
- Tình cảnh con hổ:
- Khổ vì bị tù hãm
- Nhục vì bị biến thành trò chơi
- Bất bình vì phải ở chung với loài thú thấp hèn.
- => Tâm trạng: Căm hờn, uất ức
- ⇒ Hành động: nằm dài => buông xuôi, bất lực, chán ngán, coi khinh
- Nỗi nhớ thời oanh liệt:
- Hình ảnh con hổ: thét khúc trường ca dữ dội, bước chân dõng dạc, lượn tấm thân, vờn bóng, mắt thần đã quắc à Ngang tàng, lẫm liệt, oai phong giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ
- Tâm trạng nhớ tiếc:
- Tự do
- Thời oanh liệt
- Cái cao cả
- Nhớ: hoài niệm về quá khứ
- Điệp từ: Đâu
- Câu hỏi tu từ
- Câu cảm thán
- =>Tiếng than đầy đau đớn, u uất
- Nỗi uất hận khôn nguôi:
- Cảnh vườn thú: Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, dải nước đen giả suối,mô gò thấp kém, vừng lá không bí hiểm => Cảnh tầm thường, giả dối, tẻ nhạt, vô vị.
- Tâm trạng: căm ghét, uất hận
- => Khao khát cuộc sống tự do, luôn mong nhớ về chốn núi rừng oai linh, hùng vĩ.
- Tình cảnh con hổ:
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về con hổ trong bài thơ Nhớ rừng
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích con hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ
Gợi ý làm bài
Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi nhớ rừng của con hổ. Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác bâng quơ. Nồi nhớ ở đây, giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, bình thường.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt...
Vì con hổ: Sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về cuộc sống tự do, phóng khoáng, sắt. Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo giấc mộng ngàn để được sống lại những phút oanh liệt, để xua tan những ngày ảm đạm ngao ngán của mình trong hiện tại.
Con hổ nhớ rừng, một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.
Tâm trạng của con hổ, cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 - 1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.
Học 247 hi vọng rằng, với tài liệu văn mẫu Phân tích con hổ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ, các em đã có thêm một tài liệu hay để tham khảo, hỗ trợ tốt các em trong quá trình ôn tập về bài thơ Nhớ rừng trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024206 - Xem thêm