OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Trương Ba qua lời thoại với Đế Thích

17/12/2018 670.03 KB 5584 lượt xem 20 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181217/10324195673_20181217_161622.pdf?r=9614
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích tính bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được rõ hơn nỗi đau khổ dằn vặt trong nhân vật Hồn Trương Ba khi không được sống là chính mình. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

Đề bài: Trong cuộc trò chuyện giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, nhân vật Hồn Trương Ba nói “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Anh (chị) hãy phân tích tính bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt để làm sáng tỏ lời thoại của nhân vật.

1. Mở bài

  • Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây tiếng vang lớn. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lý nhân sinh sâu sắc.
  • Hồn Trương Ba bị đẩy vào tình huống éo le, có sự đấu tranh gay gắt với chính thể xác mà mình được trú ngụ. Lớp kịch này là một phần của cảnh VII. Nỗi đau khổ dằn vặt trong nhân vật Hồn Trương Ba phát triển lên đến đỉnh điểm để từ đó đi đến quyết định cuối cùng.

2. Thân bài

* Giải thích:

  • Thể xác và linh hồn là một thể thống nhất, là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người.
  • Bi kịch là nỗi đau đớn, tủi cực đến tột cùng không sao thoát khỏi được.
  • Khát vọng: là những mong muốn của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ.

* Phân tích:

  • Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba:
    • Nỗi khổ day dứt của một nhân vật khi tâm hồn thanh cao phải ẩn nấp trong xác anh hàng thịt thô thiển, hơn thế Hồn Trương Ba có nguy cơ bị thân xác lấn át. Hồn phải trải qua những cuộc đấu tranh với thể xác đầy ham muốn bản năng. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác càng khiến hồn rơi vào bế tắc, đau khổ.
    • Từ khi phải trú ngụ trong thân xác anh hàng thịt để sống, hồn Trương Ba càng trở nên đáng sợ và xa lạ trong mắt người thân. (Dẫn chứng: Hồn Trương Ba đâu còn là người làm vườn chăm chỉ, hiền hậu, hết lòng yêu thương vợ con như ngày xưa. Hồn Trương Ba vụng về, thô lỗ chữ không còn nhẹ nhàng khéo léo khi chăm sóc cây cối hay chữa nan diều cho Cu Tỵ. Ngay cả chị con dâu rất yêu thương bố chồng mà chị cũng không khỏi ngỡ ngàng, xót xa sự thay đổi của bố chồng…)

⇒ Thái độ cư xử của người thân khiến cho Hồn Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng, đi đến quyết định giải thoát.

  • Khát vọng của Hồn Trương Ba:
    • Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo” muốn tách ra khỏi thân xác kềnh càng thô lỗ. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật Hồn Trương Ba đã tự ý thức về tình cảnh trớ trêu đầy tính bi hài.
    • Để giữ sự trong sạch của mình Hồn Trương Ba đã chấp nhận cái chết vĩnh viễn, khước từ cuộc sống không phải là mình. Quyết định dứt khoát xin Đế Thích cho Cu Tỵ được sống lại cho mình được chết hẳn chứ không nhập vào ai nữa.

⇒ Hồn Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lý cho thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống, khao khát được sống đúng với mình.

  • Nghệ thuật thể hiện:
    • Xây dựng tình huống kịch căng thẳng.
    • Ngôn ngữ nhân vật sinh động.
    • Cùng với diễn tả những hành động bên ngoài, tác giả còn rất thành công khi phản ánh thế giới tinh thần của nhân vật.

3. Kết bài

  • Đánh giá khẳng định vấn đề:
    • Qua bi kịch và khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba tác giả muốn gửi gắm triết lý sâu sắc về lí lẽ sống: cuộc sống rất đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được; sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá…thì con người chỉ rơi vào bi kịch.
  • Mở rộng vấn đề

C. Bài văn mẫu

Gợi ý làm bài:

Lưu Quang Vũ là một nhà thơ khá nổi tiếng trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX, được nhiều bạn đọc yêu mến. Đến đầu những năm tám mươi thì Lưu Quang Vũ chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Chỉ trong bảy, tám năm, ông đã sáng tác khoảng năm mươi kịch bản và hầu hết đều được dàn dựng. Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người, đấu tranh khá quyết liệt với cái ác, cái xấu, nhất là đấu tranh chống tiêu cực để làm cho cuộc sống sạch hơn, tốt đẹp hơn. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, mà đặc biệt là trong lời thoại sau đây giữa Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích đã cho ta thấy cái khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của Lưu Quang Vũ: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn…. sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn gian là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Qua lời thoại này, Lưu Quang Vũ muốn bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: thế nào là một cuộc sống thật sự có ý nghĩa? Theo ông, sống thực sự cho ra con người không phải dễ dàng, đơn giản. Cuộc sống thật sự có ý nghĩa là cuộc sống do chính bàn tay, khối óc mình tạo lập ra, sống cho chính mình, một cuộc sống thật sự có ích cho gia đình và xã hội. Nếu sống nhờ, sông gửi, sống chắp vá, sống không được là mình thì cuộc sống ấy vô nghĩa, không đáng sống, thà chết còn hơn.

Tóm lại, hai lời thoại trên của Hồn Trương Ba với tiên Đế Thích đã bộc lộ quan điểm rất đúng đắn của Lưu Quang Vũ về cuộc sống. Đó cũng chính là sự suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, là sự phê phán một số mặt tiêu cực trong lối sống của một số người trong xã hội đương thời của Lưu Quang Vũ. Thực tế trong cuộc sống hôm nay không ít những con người sống nhờ vào thân thể, uy quyền của kẻ khác, sống bằng luồn cúi, nịnh bợ để được thăng quan tiến chức, sống bằng đồng tiền không phải do năng lực của mình làm ra mà đó là những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, của đồng chí, đồng đội, làm băng hoại cuộc sống xã hội. Sống như thế là một cuộc sống thật xấu xa, đê tiện, đáng lên án và phỉ nhổ. Lưu Quang Vũ đã thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở của mình về điều này qua những khổ đau, trăn trở của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ vào xác anh hàng thịt. Chính điều này đã lay động trái tim người đọc và người xem vở kịch này.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bi kịch và khát vọng của nhân vật Trương Ba qua lời thoại với Đế Thích. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF