So sánh bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác với nhân vật Vũ Như Tô mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được những bi kịch mà nhân vật Trương Ba và Vũ Như Tô phải đối đầu khi không được phép là chính mình. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Theo anh/chị, bi kịch của nhân vật Trương Ba có điểm gì khác so với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)?
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, lớp đối thoại giữa hồn và xác.
- Giới thiệu đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của tác giả Nguyễn Huy Tưởng
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác trong trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
2. Thân bài
- Nêu tóm tắt vở kịch
- Tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba khi phải trú nhờ trong xác hàng thịt.
- Thái độ của hồn Trương Ba: xem thường thể xác; khẳng định mình vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Ngược lại, xác hàng thịt khẳng định: xác có sức mạnh ghê gớm, có thể chi phối, điều khiển linh hồn.
- Ý nghĩa của lớp đối thoại:
- Đây là cuộc đấu tranh với chính mình để giữ lấy sự thanh cao của tâm hồn.
- Con người không chỉ sống bằng tinh thần mà cũng không chỉ sống để thoả mãn những cảm giác về thể xác. Hồn Trương Ba và xác hàng thịt đối lập nhưng không thể tồn tại riêng rẽ. Chính độ vênh lệch giữa xác và hồn là một bi kịch. Vì thế lớp kịch này có ý nghĩa chuẩn bị cho sự giải thoát của Trương Ba ở cuối tác phẩm.
- Điểm khác biệt của nhân vật Trương Ba so với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
- Bi kịch của Trương Ba: bi kịch của người khi bị đặt vào nghịch cảnh – phải sống nhờ, sống mượn, sống trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao của Trương Ba bị nhiễm độc và tha hoá.
- Bi kịch của Vũ Như Tô: bi kịch của người nghệ sĩ có tài năng, có nhân cách, có hoài bão lớn lao, đẹp đẽ nhưng xa rời thực tế.
3. Kết bài
- Tóm tắt lại vấn đề nghị luận
- Gợi mở vấn đề
Trên đây là bài văn mẫu So sánh bi kịch của nhân vật Trương Ba trong lớp đối thoại giữa hồn và xác với nhân vật Vũ Như Tô. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
- Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024172 -
Văn mẫu về Thạch Sanh
16/11/2022863 -
Văn mẫu về Sơn Tinh, Thủy Tinh
16/11/20224763 - Xem thêm
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12
Toán 12
Ngữ văn 12
Tiếng Anh 12
Vật lý 12
Hoá học 12
Sinh học 12
Lịch sử 12
Địa lý 12
GDCD 12
Công nghệ 12
Tin học 12
Cộng đồng
Xem nhiều nhất tuần
Toán 12
Ngữ văn 12
Tiếng Anh 12
Vật lý 12
Hoá học 12
Sinh học 12
Lịch sử 12
Địa lý 12
Công nghệ 12
Tin học 12
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.