OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ

15/12/2018 708.1 KB 6327 lượt xem 30 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181215/8649575046_20181215_160659.pdf?r=5420
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được những thế giới nội tâm sâu kín bên trong, sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một vấn đề, một khía cạnh trong tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
    • Lưu Quang Vũ (1948- 1988), là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
  • Giới thiệu đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt
    • Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được sáng tác từ năm 1981, nhưng ba năm sau (1984) mới được ra mắt khán giả. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người.

2. Thân bài

a. Cuộc đối thoại giữa hồn trương Ba và xác anh hàng thịt

  • Do sự vô tâm và tắc trách của Nam Tào, Trương Ba phải chết một cách vô lí.
  • Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba sống nhờ thể xác anh hàng thịt.
  • Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính thẳng thắn của Trương Ba dần dần bị xác thịt thô phàm anh hàng thịt sai khiến, bị nhiễm độc.
  • Linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ.
  • Hồn Trương Ba quyết định chống lại bằng cách tách khỏi xác để tồn tại độc lập, không còn bị lệ thuộc.
  • Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế đuối lí, bất lợi:
    • Xác đã đưa ra những bằng chứng mà hồn cũng phải thừa nhận:
      • Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”.
      • Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm”.
      • Đó là cái lần ông tát thằng con “tóe máu mồm, máu mũi”,…
    • Xác biết rõ những cố gắng của Trương Ba là vô ích nên đã cười nhạo cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện.
    • Xác lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc: tuyên bố sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình.
    • Xác còn ve vãn hồn thoả hiệp.
    • Trước những “lí lẽ đê tiện” của xác:
      • Ban đầu, hồn nổi giận, khinh bỉ, mắng xác thịt hèn hạ.
      • Sau đó, hồn ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình nên đối thoại với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
      • Cuối cùng, hồn đành phải nhập trở lại vào xác trong sự tuyệt vọng.
  • Ý nghĩa của đoạn đối thoại:
    • Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng lại là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.
    • Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu sẽ bị dung tục ngự trị, lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.

b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với những người thân

  • Vợ Trương Ba:
    • Buồn bã, đau khổ.
    • Đòi bỏ đi, nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.
  • Con dâu Trương Ba:
    • Thấu hiểu cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng.
    • Buồn đau, không thể chịu được trước tình cảnh gia đình chồng.
  • Cháu gái Trương Ba: phản ứng quyết liệt và dữ dội
    • Khước từ tình thân.
    • Không thể chấp nhận hồn Trương Ba là ông nội nó.
    • Hận vì ông đã làm gãy nát cái diều khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền.
    • Xua đuổi quyết liệt.

⇒ Người chồng, người cha, người ông trong sạch, nhân hậu trước đây đã và đang thành một kẻ khác, với những thói hư tật xấu của một tên đồ tể thô lỗ, phàm tục.

  • Tâm trạng, cảm xúc của Trương Ba:
    • Đau khổ, tuyệt vọng khi những người thân phải đau đớn, bàng hoàng.
    • Thẫn thờ, ôm đầu bế tắc, cầu cứu cháu gái, run rẩy trong trong nỗi đau.
    • Đặt những câu hỏi mang tính tự vấn: “Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác?”
    • Khẳng định dứt khoát: “Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!"

⇒ Trương Ba cũng nhận thấy những thay đổi của mình nên đấu tranh quyết liệt để giành giật lại bản thân mình, dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích.

c. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích

  • Gặp lại Đế Thích, Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được”.
  • Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không tròn vẹn.
  • Trương Ba không chấp nhận, thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích.
  • Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp ít tệ hại hơn là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị.
  • Trương Ba kiên quyết chối từ, không chấp nhận cảnh sống giả tạo, cuộc sống mà “khổ hơn là cái chết”.
  • Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng cách cho cu Tị được sống lại, còn mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa. Đế Thích chấp nhận đề nghị của Trương Ba.
  • Sự khác nhau trong quan niệm về sự sống giữa Trương Ba và Đế Thích:
    • Đế Thích có cái nhìn khá quan liêu, hời hợt.
    • Trương Ba cần cuộc sống có ý nghĩa, phải đúng là mình, hoà hợp toàn vẹn giữa linh hồn và thể xác.
  • Ý nghĩa triết lí sâu sắc:
    • Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.
    • Sống thực sự cho ra con người không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống chắp vá, không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa, sẽ gây tai họa cho nhiều người tốt, tạo cơ hội cho kẻ xấu sách nhiễu.

3. Kết bài

  • Tóm tắt lại vấn đề
  • Gợi mở vấn đề

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hang thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ

Gợi ý bài làm:

Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng.

Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả.

Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.

Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa, hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác. Hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.

Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.

Điều đầu tiên, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, dung tục. Nó được thể hiện ở phần trích đoạn giữa linh hồn và xác, giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình, giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; cuối cùng là cái “chết” của hồn Trương Ba.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Hồn Trương Ba tê tái, “mặt lạnh ngắt như tảng đá”. Ngồi một mình, như sực tỉnh, như bàng hoàng: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”. Không thế sống gửi nhờ mãi được, không thể bị lệ thuộc vào thể xác hàng thịt và tự đánh mất mình, hồn Trương Ba an ủi, thức tỉnh, động viên mình: “Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày mà tự đánh mất mình?… Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn màng nhưng thật có nhiều ý nghĩa. Linh hồn của Trương Ba đã tìm ra hướng đi cho mình.

Sau đó cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa linh hồn Trương Ba và Đế Thích đã đẩy xung đột kịch lên cao trào, đỉnh điểm. Phải tìm gặp ngay Đế Thích, Hồn Trương Ba “đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lẩy một nén hương châm lửa, thắp lên”. Gặp lại người bạn chơi cờ ở cõi trời, hồn Trương Ba thổ lộ bao nỗi niềm day dứt: “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt nữa, không thể được!… Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

Mặc dù đã được Đế Thích cho biết cái lẽ trời, cái lẽ đời là từ Ngọc Hoàng đến người trần mắt thịt có ai được là “mình toàn vẹn”, mà “phải khuôn ép mình"… Vả lại, ông đã bị Nam Tào “gạch tên khỏi sổ”, thân thể của ông “đã tan rữa trong bùn đất” rồi. Sau  khi phân trần Hồn Trương Ba không muốn được sống trong thân xác anh hàng thịt nữa, cũng không muốn được “nhập vào cu Tị” bởi lẽ nhiều điều phiền toái, trớ trêu sẽ diễn ra, sâu xa hơn nữa sẽ “bơ vơ lạc lõng”, “đáng ghét như kẻ tham lam”. Thật vô lí, cực kì vô lí, bởi lẽ “một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!". Xưa nay. như ta đã biết, những kẻ úy tử tham sinh, những kẻ tham quyền cỏ vị đều bị đồng loại coi khinh và chê cười!

Một điều rõ ràng Hồn Trương Ba tuy có lúc tha hóa sa sút, nhưng giờ đây vẫn tỏ ra tỉnh táo, đáng trọng. Ông muốn Đế Thích hóa phép làm cho hồn hàng thịt được “sống lại" với thân xác anh ta; chỉ muốn vị tiên cờ hóa phép làm cho cu Tị được sống lại với mẹ nó, được chơi với bạn bè: “Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ. Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng"… Ý muốn ấy rất nhân bản và cao thượng. Hồn Trương Ba càng cầu khẩn tha thiết: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!… Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn.” Hồn Trương Ba đã bẻ gãy cả bó hương do Đế Thích tặng, nhất quyết muốn nhảy xuống sông tự tử hoặc đâm cổ tự sát để được chết, để tâm hồn minh được “trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…”. Ý tưởng của hồn Trương Ba thật cao thượng.

Như vậy vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình, đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.

 

Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về Hồn Trương Ba, da hàng thịt của nhà văn Lưu Quang Vũ. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF