OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Phân tích Bài toán dân số của Thái An

24/04/2019 637.34 KB 3249 lượt xem 7 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190424/738549853557_20190424_165011.pdf?r=3399
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Phân tích Bài toán dân số của Thái An mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó. Đồng thời với dàn ý chi tiết và bài văn mẫu, các em sẽ biết phân tích một văn bản thuyết minh về một vấn đề. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành các bài viết văn liên quan đến tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài toán dân số.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu
  • Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số thế giới và hiểm hoạ của nó.

2. Thân bài

  • Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
    • Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây
    • Trình bày quan điểm người viết:
      • Lúc đầu: không tin
      • Sau đó: “sáng mắt ra”
      • ⇒ Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình được đặt ra từ thời cổ đại
      • ⇒ Cách đặt vấn đề bất ngờ, hấp dẫn ⇒ Khẳng định tác giả nhận thức vấn đề rất rõ và sâu sắc
  • Từ bài toán cổ đến bài toán dân số
    • Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp sô nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được
      • ⇒ Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người
      • ⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng
    • Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.
      • ⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh
    • Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:
      • Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn
      • Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á
        • ⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.
        • ⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.
  • Lời đề nghị của tác giả
    • Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc
    • Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số
    • ⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.

3. Kết bài

  • Khái quát thành công về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung: Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu phân tích, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục
  • Liên hệ thực tế và nâng cao nhận thức bản thân

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích đoạn văn Bài toán dân số của Thái An

Gợi ý làm bài:

Đọc bài văn thuyết minh xen lẫn tự sự của Thái An, người đọc chợt ngỡ ngàng đến thú vị. Ngỡ ngàng vì tác giả nêu sự việc có liên quan đến mình, gia đình mình,... mà mình không nghĩ tới. Thú vị là ở chỗ Thái An đã “Huân cổ suy kim” để khơi gợi suy nghĩ và hành động của mỗi người, nhất là với những ai đã nên vợ nên chồng, về “bài toán dân số”, bởi đặc tính sinh hoạt của con người khác với muôn loài.

Bài văn có 5 đoạn: đoạn đầu là phần mở bài, đoạn cuối là phần kết luận. Phần mở bài được viết bằng lối văn tự sự nêu thẳng vấn đề: “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại”. Thái An đã không tin điều này. Điều ấy cũng đúng thôi vì thời cổ đại là thời cách nay dăm bảy ngàn năm về trước, lúc ấy số lượng người còn quá thưa thớt thì người cổ đại đặt ra “bài toán dân số” để làm gì mới được chứ! vả lại “vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay” nên tác giả không tin là phải. Nhưng đó chỉ là phản ứng trước mắt có tính nhất thời. Hay nói đúng hơn là nghệ thuật nhận sự thiếu sót về mình trước khi trình bày cái đúng của vấn đề, như Thái An tâm sự: “Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra” ...”.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Phần kết luận của Bài toán dân số chỉ có 3 câu văn ngắn: Một câu mang ý kêu gọi, một câu mang ý thúc đẩy hành động, còn câu cuối nêu hậu quả của việc con người có hành động hay không. Nếu không hành động, diện tích mỗi người dành cho mặt đất trong tương lai chỉ bằng diện tích một hạt thóc. Chỗ không có để ở thì lấy đất đâu để sản xuất lương thực? Nếu loài người không chung tay hành động ngay từ bây giờ thì viễn cảnh hủy diệt lẫn nhau chắc chắn sẽ xảy ra. Mọi dân tộc trên mặt đất phải quyết tâm tránh viễn cảnh khủng khiếp ấy. “Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn càng tốt”. Thái An không nói rõ mỗi người phải làm những gì để “góp phần” vào con đường “tồn tại của chính loài người”, nhưng bạn đọc có thể suy đoán ra từ những con số thuyết minh ở trong bài văn. Trước hết loài người nói chung, mỗi dân tộc nói riêng, phải thay đổi ngay quan niệm sống lạc hậu của mình. Đã là người thì ai cũng muốn ăn no, mặc ấm, được học hành tử tế để mưu cầu hạnh phúc. Mà hạnh phúc thì không thể có từ quan niệm “Trời sinh voi thì sinh cỏ”. Một gia đình hai con có cuộc sống tốt hơn gia đình bốn con, gia đình sáu con,... Đó là điều dễ nhận ra trong xã hội hiện nay ở Việt Nam. Khi đã ý thức được hạnh phúc là do chính mình tạo dựng nên thì sẽ thay đổi, và kiên quyết thay đổi quan niệm sống thì sẽ hành động tích cực để mỗi gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. Và như thế, “chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn”.

Bài văn tự sự lẫn thuyết minh của Thái An dài một trang sách in, khoảng 700 từ nhưng nội dung của nó liên quan đến mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, và toàn nhân loại. “Tồn tại hay không tồn tại” là vấn đề của con ngựời. Tạo hóa, Trời, Thần không trả lời được câu hỏi ấy, mà chính là con người. Tất nhiên, muốn tồn tại, con người phải thay đổi quan niệm sống, cần phải kế hoạch hóa gia đình để hạn chế gia tăng dân số, để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật và lạc hậu. Bài văn là một thông điệp đầy ý nghĩa nhân bản.

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích Bài toán dân số của Thái An. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

ADMICRO
NONE
OFF