OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

06/12/2018 860.18 KB 4934 lượt xem 53 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181206/94385645228_20181206_090032.pdf?r=5949
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Đất nước được Nguyễn Đình Thi sáng tác từ 1948 - 1955, sự kết hợp hai bài thơ Đêm mít tinh và Sáng mát trong như sáng năm xưa đã giúp tác giả hình thành thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. Đất nước thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đất nước.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Đất nước là bài thơ hay và tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi và của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
  • Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.

2. Thân bài

  • Mùa thu gợi cảm nghĩ chung về đất nước: (3 câu thơ đầu)
    • Từ cảnh thu ở Việt Bắc, hồi tưởng về cảnh thu Hà Nội trong quá khứ.
      • Khơi nguồn cho cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm xúc được nảy sinh trong một sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc: Sáng mát trong như sáng năm xưa / Gió thổi mùa thu hương cốm mới / Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
      • Cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu ở chiến khu Việt Bắc được truyền qua chuỗi âm thanh trong trẻo nhẹ nhàng và êm dịu của câu thơ mở đầu làm tác giả liên tưởng đến những ngày thu đã xa – ngày thu Hà Nội Năm xưa.
    • Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ (4 câu thơ tiếp theo)
      • Những cụm từ “chớm lạnh, xao xác hơi may” nói lên khung cảnh Hà Nội sớm vào thu. Hà Nội trong những ngày thu với những nét tĩnh lặng, đẹp và buồn ⇒ Cảm nhận tinh tế của tác giả.
      • Những người thanh niên Hà Nội phải giã từ thành phố thân yêu để lên đường tham gia kháng chiến: Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
      • Người ra đi “đầu không ngoảnh lại” vì sợ những tình cảm riêng tư làm chùn bước chân mình. Tuy nhiên, dù không ngoảnh đầu nhìn lại nhưng họ vẫn lắng nghe được tiếng lá rơi đầy trên thềm nắng ⇒ Yêu quê hương, lưu luyến trước lúc chia xa.
    • Hình ảnh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc.
      • Từ hoài niệm về mùa thu năm xưa ở Hà Nội, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc với một tâm trạng hoàn toàn thay đổi: “Mùa thu nay khác rồi”.
      • Cuộc đời thay đổi, thiên nhiên mang nhiều màu sắc mới.
      • Những chi tiết, hình ảnh thiên nhiên gợi tả mùa thu cũng thay đổi. Mùa thu đã thay áo mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn và tươi sáng (Núi đồi, rừng tre, trong biếc…). Thiên nhiên không lặng im mà như đang lên tiếng nói “rừng tre phấp phới”, “trong biếc nói cười thiết tha.”
      • ⇒ Đây là một nét mới mà Nguyễn Đình Thi đem đến cho thơ ca viết về mùa thu
      •  * Lưu ý: 2 bức tranh mùa thu trên đây thể hiện rõ sự thay đổi tâm trạng của nhà thơ trong hiện tại và trong quá khứ.
    • Cảm nghĩ chung về đất nước: Từ cảm hứng mới mẻ về mùa thu, mạch thơ vận động khá tự nhiên dẫn đến niềm tự hào được làm chủ non sông đất nước:
      • Khẳng định chủ quyền dân tộc :
        • Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta…
      • Tự hào về một đất nước giàu đẹp :
        • Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát / Những dòng sông đỏ nặng phù sa
      • Tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông:
        • Nước chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về
        • Cảm hứng về quyền tự do làm người giữa đất trời, Tổ quốc được tác giả thể hiện như là kết quả của một quá trình đấu tranh đầy đau thương và hy sinh, mất mát.
        • * Chú ý các biện pháp nghệ thuật : điệp ngữ “của chúng ta”, điệp từ “Những”, những tính từ “ thơm mát, bát ngát, đỏ nặng”…
  • Hình ảnh đất nước đau thương, tang tóc trong chiến tranh:
    • Nếu như cả đoạn thơ đầu chủ yếu là niềm vui, niềm tự hào của tác giả về quê hương, đất nước thì đoạn thơ sau, mạch thơ lại chuyển sang một ý lớn khác nhưng vẫn không tách khỏi mạch chính của toàn bài.
    • Mở đầu cho đoạn thứ hai: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu,…Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
    • * Phân tích kỹ 2 câu: “ Ôi những cánh đồng quê chảy máu. Dây thép gai đâm nát trời chiều”.
  • Đất nước vùng lên và chiến thắng
    • Những câu thơ còn lại của bài thơ diễn tả tội ác của giặc và nói lên cảm hứng tự hào về thế phản công, những chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
    • Khổ thơ kết thúc là những hình ảnh có thực về những người dân từ bùn đất đứng lên nhưng đồng thời cũng là sự khái quát về tương lai tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ không chỉ thuyết phục người đọc về ý mà còn gây nên những ấn tượng mạnh nhờ những hình ảnh thực tế nhưng lại giàu chất so sánh, tượng trưng.

3. Kết bài

  • “Đất nước” là bài thơ hay nhất trong đời thơ của Nguyễn Đình Thi.
  • Bài thơ có cái nhìn tổng hợp, sâu sắc về đất nước; thể hiện tình yêu sâu nặng của nhà thơ đối với đất nước.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Gợi ý làm bài

Nguyễn Đình Thi - một tâm hồn, một con người đa tài với những tác phẩm, bài viết đủ mọi thể loại. Văn học, soạn nhạc, triết học, lí luận phê bình... mặt nào cũng rất tài hoa. Về thơ ca, ông đã có những đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam với giọng thơ sôi nổi, đằm thắm và sâu lắng nhưng lại tao nhã, giản dị gần gùi với mọi người. Tác phẩm nổi bật trong thời kì này là bài thơ Đất nước. Được sáng tác từ 1948 - 1955, sự kết hợp hai bài thơ Đêm mít tinh và Sáng mát trong như sáng năm xưa đã giúp tác giả hình thành thái độ trân trọng, một cái nhìn đầy đủ về hình ảnh đất nước. Đất nước thực sự là cuốn biên niên sử bằng thơ hào hùng, oanh liệt, vinh quang và rực rỡ của dân tộc.

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Đình Thi đã lấy hình ảnh mùa thu đã xa, một mùa thu với những kí ức và hình ảnh đã thuộc về quá khứ:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Nguyễn Đình Thi đứng trước mùa thu của hiện tại và hồi tưởng về mùa thu quá khứ. Với hình ảnh thu trong lành, mát trong của sáng sớm, với gió mùa thu mang theo hương cốm, tác giả khiến người đọc cảm nhận một mùa thu quen thuộc, một mùa thu xưa đẹp đẽ. Vẻ đẹp của mùa thu, với tác giả, muôn đời vẫn vậy chẳng đổi thay, nỗi nhớ thương về cùng hoài niệm.

Chỉ với một câu thơ gió thổi mùa thu hương cốm mới đã đánh thức trong lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống, tao nhã, bền vững và cổ xưa. Một chút gió heo may, một chút hương cốm thơm nức. Một hình ảnh quen thuộc kéo dài từ năm này qua năm khác không đổi thay.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Ở hai khổ tiếp theo, Nguyễn Đình Thi đã miêu tả cuộc chiến đấu của nhân dân ta:

Khói nhà máy cuộn trong sương núi

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội

Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

Đó là niềm tin và hi vọng chiến thắng mạnh mẽ trong lòng tác giả. Nhịp thơ như giục giã, vẫy gọi mỗi con người trên con đường ra trận, tạo ra âm hưởng hào hùng của những con người anh hùng trong một đất nước anh hùng. Đó còn là sự tự hào của tác giả, những câu thơ đậm chất lãng mạn và sử thi, thể hiện một cảm xúc tươi mới đầy tin tưởng, tràn đầy âm hưởng hào hùng. Hai hình ảnh nắng đốt và mưa dội là quá trình gian khổ thăng trầm của dân tộc. Song từ trong gian khổ, khó khăn ấy, dân tộc vẫn đứng lên. Hai câu thơ kết giàu hình ảnh tráng lệ. Hình ảnh trán cháy rực và bát ngát ánh bình minh gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

Và giờ đây, qua bao nhiêu khó khăn, khốc liệt, bao hi sinh, đất nước ta đã được độc lập:

Súng nổ rung trời giận giữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Hai câu đầu tái hiện sinh động không khí của cuộc chiến, cùng với khí phách anh hùng của con người Việt Nam. Câu thơ thứ nhất ngập tràn tiếng rung, khiến người đọc cảm nhận được sự dữ dội. Động từ "rung" được dùng khá chính xác, không chỉ là sự rung chuyển, khuynh đảo mạnh mẽ mà còn diễn tả niềm căm thù tột cùng đối với quân thù.

Nguyễn Đình Thi đã sử dụng biện pháp nhân hoá và so sánh tài tình, ông khiến cho người đọc, ngay lập tức sau khi đọc song hai câu đầu, cảm nhận được sự khốc liệt và sự mạnh mẽ, khí thế của quân đội ta phải ngập trời đất. Đến tận cuối bài thơ, tác giả mới gọi tên Việt Nam với sự tự do, tự chủ, sự kiêu hãnh. Ông cảm nhận được hình ảnh đất nước trong lòng. Từ máu lửa và bùn đen đã bật dậy và sáng loà, rực rỡ huy hoàng. Câu thơ giàu giá trị biểu tượng và tính khái quát, cộng với tính nghệ thuật rất cao. Nhịp thơ 2/2/2 vận động khoẻ khoắn, sự vươn lên của dân tộc bởi một sức sống kì vĩ và bất tử.

Bài thơ kết thúc bằng ánh sáng, thể hiện niềm tin và khát vọng mạnh mẽ, vinh quang. Đất nước đã ghi lại và vẽ nên một hình ảnh đất nước Việt Nam với bao thăng trầm, khói lửa để đến được ngày độc lập. Đất nước xứng đáng được coi là cuốn biên niên sử nước ta bằng thơ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sử thi và sáng tạo nghệ thuật tài năng của Nguyễn Đình Thi.

 

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF