OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

17/01/2018 973.06 KB 7183 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180117/939854033864_20180117_095200.pdf?r=6974
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Để hiểu sâu sắc hơn về bài thơ Cảm xúc mùa thu trong chương trình Ngữ văn 10, Học 247 mời các em ham khảo tài liệu văn mẫu phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu hay và hấp dẫn.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Cảm xúc mùa thu và tác giả Đỗ Phủ
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 766, sau sự biến An-Sử kết thúc ba năm và trước nhà thơ qua đời bốn năm
    • Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật
    • Bố cục: 2 phần
      • Bốn câu thơ đầu : khung cảnh mùa thu
      • Bốn câu thơ sau: Nỗi niềm của nhà thơ
    • Nội dung: Cảm xúc mùa thu vừa là bức tranh thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng u sầu trĩu nặng của nhà thơ trong lúc đất nước đang rối ren, loạn lạc.
  • Phân tích
    • Bốn câu thơ đầu tác giả tả cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu.
      • “Phong”: người ta liên tưởng đến mùa thu vì mỗi đợt thu về rừng phong lại đỏ úa thể hiện sự li biệt, buồn thương.
      • Sương móc trắng xóa, dày đặc làm xơ xác cả rừng phong càng hiện vẻ tiêu điều, lạnh giá.
      • “Vu sơn, Vu giáp” chính là hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ vách dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.
      • Qua hai câu đầu về cảnh núi rừng mùa thu, sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác hoàn toàn cảnh thu trong thơ ca truyền thống.
      • Hai câu thơ tiếp:
        • Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời, rồi mây sa sầm xuống mặt đất, từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp.
        • Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
      • Bốn câu thơ đầu tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ.
    • Bốn câu thơ sau nói lên nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm dân nước.
      • Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ , gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương.
      • Chữ “ lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.
      • Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.
      • Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc , là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê,“hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương.
      • Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.
      • Sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng những suy ngẫm, liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ

Gợi ý làm bài

Đỗ Phủ là nhà thơ lỗi lạc có nhiều đóng góp lớn cho thi ca Trung Quốc, ông là một thi sĩ tiêu biểu, với số lượng tác phẩm để lại không hề nhỏ. Tấm lòng lương thiện, nhạy cảm với cuộc sống với đời, những bài thơ ông viết ra, đều mang tư tưởng yêu nước, hay còn gọi là “yêu nước thương đời” đồng thời phản ánh chân thực thời đại mà ông đang sống. Với tâm hồn nghệ sĩ, những phút xao lòng với những đổi thay của đất trời, của thời tiết cũng khiến cho những câu từ trong chính tâm hồn in đậm lên trang giấy. Thu Hứng hay còn gọi là “Cảm hứng mùa thu” là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu cho hồn thơ của Đỗ Phủ.

Đề tài về thiên nhiên đặc biệt là sự thay đổi của không gian của đất trời khiến cho các thi sĩ không ít khi nao lòng. Mùa thu là mùa mà khiến cho tâm hồn con người ta trở nên lãng mạn, thả hồn theo gió, ta cũng thấy một thứ gì đó vừa man mác lại vừa thấm đượm mùi vị đất trời chênh vênh. Cảm hứng mùa thu là bức tranh màu thu hắt hiu , mang nặng tâm trạng tu sầu của tác giả trong lúc đất nước lâm vào cảnh rối ren, nỗi thương nhớ quê hương dâng lên nghẹn ngào, và buồn thương cho thân phận mình nơi đất khách quê người..

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Bốn câu cuối tập trung vào miêu tả cảm xúc cũng là những vần thơ chứa đựng nhiều tình cảm, đó là lòng mong ngóng quê nhà, nỗi khát khao được trở về quê hương, tình yêu và sự buồn bã khi phải sống tha phương. Hình ảnh hoa cúc là hình ảnh đặc trưng cho mùa thu, cũng là hình ảnh mà tác giả phải rơi lệ khi nhìn thấy, nhớ tới mùa thu ở quê hương mình. Những hình ảnh được sử dụng như con thuyền( cô chu) là một con thuyền đơn độc, nhưng là con thuyền hy vọng mang tác giả về quê hương của mình. Ở cuối bỗng đột ngột âm thanh dồn dập của tiếng chày đập vải trên bến sông, trong hoàng hôn. Âm thanh duy nhất ấy đã  đến cho bức tranh sinh hoạt nơi biên ải xa xôi một thoáng vui nhưng nó chẳng thể đủ để xua đi những áng mây buồn đang bủa vây tâm hồn thi sĩ với những nét chấm phá mạnh mẽ trong tác phẩm cùng với lấy trọng tâm chính là tả cảnh và bộc lộ cảm xúc,những vần thơ trở nên có hồn và làm rung lên sợ dây tình cảm của độc giả.

Qua bài thơ “Cảm hứng màu thu”, ta thấy được một tâm hồn thi sĩ vừa nhạy cảm lại rung động mãnh liệt với cảnh sắc. Trái tim Đỗ Phủ đã dành trọn cho quê hương, cũng qua bài thơ, cái tư tưởng “ yêu nước thương đời “ lại càng thể hiện rõ. Những vần thơ của ông có sức lay động mãnh liệt, đặc biệt những vần thơ như bật lên khỏi trang giấy, mở ra một khung cảnh rất rõ. “ Cảm xúc mùa thu” đã đòng góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định tài năng của ông, cũng như là một bài thơ tiêu biểu về mùa thu của thi ca Trung Quốc.

Học 247 tin rằng, với tài liệu trên, các em đã có thêm một tài liệu văn mẫu hay trong kho tàng văn mẫu của mình trong chương trình Ngữ văn 10. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay và bổ ích về bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF