OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Nghị luận đức tính trung thực

20/04/2019 652.11 KB 12487 lượt xem 57 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190420/429528465964_20190420_162046.pdf?r=6450
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nghị luận đức tính trung thực được Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em nắm được các luận điểm khi triển khai bài văn: giải thích, bàn luận và nêu ra bài học nhận thức cho bản thân. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí để nắm vững nội dung bài học hơn.     

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt, giới thiệu về đức tính trung thực.

2.  Thân bài

  • Giải thích: thế nào là tính trung thực?
    • Trung: Hết lòng với người, hết lòng với nước.
    • Thực: Thật.
    • Trung thực có thể hiểu là: Ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật.
  • Bàn luận
    • Những biểu hiện của tính trung thực
      • Trong cuộc sống:
        • Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, làm hại đến người tiêu dùng.
      • Trong học hành, thi cử:
        • Không quay cóp chép bài của bạn; không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả.
    • Vì sao chúng ta cần có tính trung thực?
      • Đó là một phẩm chất tốt đẹp, khiến mọi người yêu mến, tôn trọng.
      • Học thật, thi thật giúp ta có kiến thức thật, không ảo tưởng về bản thân; từ đó có nển tảng tốt để thành công trong cuộc sống.
      • Trung thực trong kinh doanh, dịch vụ sẽ tạo dựng được uy tín và có được niềm tin của khách hàng, mang lại hiệu quả cao.
      • Trung thực sẽ làm nên một xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
      • Dám trung thực với cái sai, cái yếu kém của mình sẽ tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn.
    • Lợi ích của tính trung thực:
      • Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng.
      • Có kiến thức thực, làm giàu có tri thức của bản thân, giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
      • Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
      • Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao.
      • Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch, văn minh , ngày càng phát triển.
    • Mở rộng, phản đề
      • Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
        • Trong cuộc sống:
          • Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
        • Trong sản xuất kinh doanh:
          • Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
        • Trong học tập, trong các kì thi:
          • Nạn học giả, bằng thật do quay cóp chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.
        • Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội.
  • Bài học nhận thức và hành động
    • Nhận thức được đức tính trung thực là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.
    • Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
    • Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
    • Lên án sự thiếu trung thực, đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên.
    • Biểu dương những việc làm trung thực.

3. Kết bài

  • Khái quát lại nhận định của bản thân về đức tính trung thực.
  • Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận đức tính trung thực.

Gợi ý làm bài:

Trong xã hội, con người cần hoàn thiện nhân cách của mình với những đức tính tốt đẹp. Đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là thế hệ trẻ để trở thành người công dân tốt.

Thế nào là đức tính trung thực? Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà. Với các bạn học sinh, biểu hiện rõ trong các cuộc thi là không gian lận quay cóp, chép bài, xem bài của bạn… Trong xã hội, người trung thực là người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, người ngay thẳng không sản xuất hàng kém chất lượng, không kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp làm tổn hại đến người tiêu dùng. Trái với trung thực là sự gian dối, không thật thà.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Ngược lại nếu không trung thực thì sẽ trở thành thiếu trung thực và sai trái, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Biểu hiện rõ nhất trong học sinh hiện nay là gian lận trong thi cử, học tập, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập đến ý nghĩa của việc dạy và học khiến dư luận xôn xao. Trong kinh doanh việc thiếu trung thực trong việc báo cáo chất lượng sản phẩm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của họ như: các loại sữa chứa chất độc hại, các loại hoa quả nhiễm hóa chất quá tiêu chuẩn cho phép. Điều đó cần phải phê phán và lên án.

Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính trung thực? Sự rèn luyện là một quá trình lâu dài, biểu hiện từ việc nhỏ nhất mà hàng ngày ta đang làm đến những việc lớn lao sau này, khi nói chuyện với bất cứ ai cũng không được lươn lẹo, dối trá. Trong công việc, cách ứng xử với mọi người cần ngay thẳng, thật thà nếu sai thì biết thừa nhận lỗi lầm và sửa lỗi. Trong học tập phải trung thực không quay cóp bài, gian dối điểm. Bên cạnh việc hoàn thiện mình, chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực của người khác, tính cực đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây ra, biết noi theo những tấm gương đạo đức cao cả.

Trung thực là đức tính rất cần thiết cho mỗi chúng ta, chúng ta phải luôn rèn luyện mỗi ngày tính trung thực để hoàn thiện mình hơn, để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Trên đây là bài văn mẫu Nghị luận đức tính trung thực, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF