OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Một số khái niệm cơ bản và công thức thường dùng môn Hóa học 8 năm 2021

26/07/2021 894.1 KB 475 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210726/610939127552_20210726_221438.pdf?r=9577
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Một số khái niệm cơ bản và công thức thường dùng môn Hóa học 8 năm 2021 được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Hóa 8 một cách hiệu quả , đồng thời có những kết quả tốt trong học tập, chuẩn bị tốt cho năm học mới. Mời các em cùng theo dõi!

 

 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hóa trị - công thức hóa học

 

Kim loại

Phi kim

Nhóm nguyên tố

Hóa trị I

Li, Na, K, Ag.

H, F, Cl, Br, I.

-OH, -NO3 (nitrat), -NO2 (nitrit), -NH4 (amoni), -HSO3, -HSO4, -H2PO4.

Hóa trị II

Còn lại (Ca, Ba, Mg, Zn,…).

O

=SO4 (sunfat), =SO3 (sunfit), =CO3 (cacbonat), =HPO4.

Hóa trị III

Al, Au.

 

≡PO4 (photphat).

Nhiều hóa trị

Fe (II, III); Cu (I, II); Sn (II, IV); Pb (II, IV).

C (II, IV); N (I, II, III, IV, V); S (II, IV, VI).

 

Qui tắc hóa trị:  \({\mathop A\limits^a _x}{\mathop B\limits^b _y}\) → a.x = b.y (a, b là hóa trị của A, B).

2. Cân bằng phương trình hóa học

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố theo thứ tự: KL → PK → H → O (hoặc chẵn – lẻ).

Chú ý: Với trường hợp hệ số lẻ thì nhân với 2.

3. Công thức thường dùng trong hóa học

(a) Công thức tính số mol

 

1. Khối lượng chất

2. Thể tích khí đktc

3. Nồng độ mol

Công thức

\(n = \frac{m}{M}\)

\(n = \frac{V}{{22,4}}\)

\(n = {C_M}.V\,\)

Ý nghĩa

m: khối lượng chất (g)

M: khối lượng mol (g/mol).

n: số mol

V: thể tích khí ở đktc (l)

CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M)

V: thể tích dung dịch (l)

(b) Nồng độ dung dịch

 

1. Nồng độ mol

2. Nồng độ phần trăm

3. Khối lượng riêng

Công thức

\({C_M} = \frac{n}{V}\)

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)

\(D = \frac{{{m_{{\rm{dd}}}}}}{{{V_{{\rm{dd}}}}}}\)

Ý nghĩa

CM: nồng độ mol của dd (mol/l hay M)

V: thể tích dung dịch (l)

mct: khối lượng chất tan (g)

mdd: khối lượng dung dịch (g)

D: khối lượng riêng của dd (g/ml).

Vdd: thể tích dung dịch (ml)

Chuyển đổi CM và C%: \({C_M} = \frac{{10D.C\% }}{M}\)

(c) Tỉ khối hơi của khí A so với khí B \({{d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}}\)

 MA, MB là khối lượng mol của A và B.

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32, Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1:

(a) Lập công thức phân tử trong các trường hợp sau: Na (I) và O (II), Al (III) và Cl (I), Fe (III) và O (II), C (IV) và O (II), S (VI) và O (II), Cu (II) và NO3 (I), Ba (II) và PO4 (III), NH4 (I) và HPO4 (II).

(b) Cho các công thức: H2O, NaCl2, ZnCl, AlCl2, K2SO4, BaNO3, Zn(SO4)2, Ca(NO3)3, AuCl2, (NH4)2NO3, K2H2PO4, Cu2(SO4)3, CaNO3 . Công thức nào viết sai? Hãy viết lại cho đúng.

(c) Nguyên tố X tạo với O hợp chất X2O3; nguyên tố Y tạo với H hợp chất YH4. Xác định công thức tạo thành giữa X và Y?

Câu 2: Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

(1) ….Mg + ….O2  →………………………                     

(2) …..Na2O + …H2O → ……………………….

(3) ….Fe + ….HCl →  ………………………..…

(4) ….P + ….O2 → …………………………

(5) ….Fe3O4 + ….CO  →  ……………..…..

(6) ….Fe3O4 + ….HCl → ……………...…….….   

(7) ….NaOH + ….H2SO4 →………………….…     

(8) ….Fe(OH)2 + ….O2 + ….H2O → ….Fe(OH)3

(9) ….Al + ….HNO3 → ….Al(NO3)3 + ….NO + ….H2O   

(10) ….K2Cr2O7 + ….HCl →….KCl + ….CrCl3 + ….Cl2 + ….H2O           

Câu 3: Hãy tính

(a) Số mol của 12,8 gam Cu; 50 gam CaCO3; 50 gam CuSO4.5H2O; 5,6 lít khí Cl2 (ở đktc); 6,72 lít khí CO2 (ở đktc); 4,48 lít khí O2 (ở 0oC, 2 at); 200 ml dung dịch HCl 2M; 500 ml dung dịch NaCl 0,5M.

(b) Khối lượng của 0,15 mol MgO; 5,6 lít khí Cl2 (ở đktc).

(c) Thể tích của hỗn hợp khí gồm 0,15 mol O2 và 0,35 mol CO2.

Câu 4: Tính nồng độ phần trăm của dung dịch trong các trường hợp sau:

(a) Hòa tan 40 gam muối ăn (NaCl) vào 160 gam nước.

(b) Làm bay hơi dung dịch 50 gam dung dịch muối A thì thu được 0,5 gam muối khan.

Câu 5: Tính nồng độ mol của dung dịch trong các trường hợp sau:

(a) 2500 ml dung dịch chứa 0,5 mol MgCl2.

(b) 600 gam dung dịch chứa 0,2 mol BaCl2 (D = 1,2 gam/ml).

Câu 6: Cho 11,2 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí H2 (ở đktc)

(a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính V.

(b) Cho V lít H2 thu được ở trên qua CuO vừa đủ, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kim loại. Tính m.

Câu 7: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 36.                                   B. 20.                               C. 18.                               D. 24.

Câu 8 : Cho Na2O vào nước dư, được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Sục khí CO2 dư vào phần 1 được dung dịch Y, cho hết phần 2 vào Y được dung dịch Z, cho Z tác dụng với dung dịch Ca(NO3)2. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên.

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 9: Cho các công thức sau: SO2, H2NO3, K(OH)2, CuCl2, Mg2SO4, AlSO4, Ba3(PO4)2. Công thức nào viết sai? Hãy viết lại cho đúng.

Câu 10: Hoàn thành các PTPƯ sau và viết biểu thức định luật bảo toàn khối lượng cho mỗi phương trình sau:

(1) Al + O2 → Al2O3                                        

(5) KClO3 → KCl + O2

(2) Fe + Cl2 → FeCl3                              

(6) Fe3O4 + CO→  Fe + CO2

(3) CuO + HCl → CuCl2 + H2O                    

(7) Cu + H2SO4 đ  → CuSO4 + SO2 + H2O

(4) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O             

(8) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

Câu 11: Hãy điền các giá trị chưa biết vào bảng sau:

 

 

NaCl

Ca(OH)2

BaCl2

KOH

CuSO4

mct

30 gam

0,148 gam

 

 

3 gam

 

170 gam

 

 

 

 

mdd

 

 

150 gam

 

 

Vdd

 

200 ml

 

300 ml

 

Ddd (g/ml)

1,1

1

1,2

1,04

1,15

C %

 

 

20 %

 

15 %

CM

 

 

 

2,5 M

 

 

Câu 12: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X.

(a) Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.

(b) Tính nồng độ mol của dung dịch X.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là

A. Mg và Ca.                        B. Be và Mg.                   C. Mg và Sr.                    D. Be và Ca.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số khái niệm cơ bản và công thức thường dùng môn Hóa học 8 năm 2021. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF