OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA

Lý thuyết ôn tập Vấn đề PTKT ở BTB, Duyên hải NTB và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu vùng ĐNB Địa lí 12

17/03/2020 1.08 MB 847 lượt xem 2 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200317/399038396688_20200317_085913.pdf?r=7307
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Lý thuyết ôn tập Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12 được Hoc247 biên soạn nhằm giúp các em ôn tập kiến thức về phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu vùng Đông Nam Bộ trong chương trình Địa lí 12 để rèn luyện kĩ năng, ôn tập và đánh giá khả năng ghi nhớ cũng như tư duy làm bài, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp tới.

 

 
 

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ, DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ

I/Khái quát chung:

1/Vị trí địa lý và lãnh thổ: gồm 6 tỉnh (Atlat)

  • Diện tích: 51.500 km2, chiếm15,6 % diện tích cả nước. Dân số: 10,6 triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước.
  • Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước
  • Tiếp giáp: đb. Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển, cho phát tiển tổng hợp kinh tế biển.

II/Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp

1/Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp:

  • Diện tích rừng 2,46 triệu ha (20% cả nước). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đứng sau Tây Nguyên.
  • Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, còn lại 50% diện tích là rừng phòng hộ, 16% diện tích là rừng đặc dụng với nhiều loại gỗ quý, chim, thú có giá trị. à phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.
  • Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm, rừng còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
  • Trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão, cát bay, cát chảy...

2/Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển:

  • Vùng đồi trước núi  có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc, số lượng đàn trâu lớn nhất nước.
  • Vùng đất đỏ ba dan tuy không lớn nhưng màu mỡ thuận lợi để hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
  • Đồng bằng là đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm.

3/Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp:

  • Tỉnh nào cũng giáp biển nên có điều kiện phát triển nghề cá biển.
  • Hạn chế: phần lớn tàu có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên nhiều nơi nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ giảm rõ rệt.

III/Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

1/Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa:

  • Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp và nguồn lao động dồi dào.
  • Trong vùng đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm. (Atlat)
  • Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển.
  • Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về điều kiện kỹ thuật và vốn. Cơ sở năng lượng là ưu tiên số một trong phát triển công nghiệp của vùng.

2/Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải

  • Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng
  • Mạng lưới giao thông chủ yếu là các tuyến giao thông quan trọng của vùng. (Quốc lộ 1, đường Hồ chí Minh, đường sắt Bắc - Nam, các tuyến đường ngang 7,8,9...) để phát triển kinh tế - xã hội các hyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới....
  • Tuyến hành lang giao thông Đông-Tây cũng đã hình thành với hàng loạt cửa khẩu. 
  • Hầm đường bộ qua Hải Vân, Hoành Sơn góp phần gia tăng vận chuyển Bắc-Nam
  • Hệ thống sân bay, cảng biển đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp hiện đại. 

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

I/Khái quát chung:

1/Vị trí địa lý và lãnh thổ: gồm 8 tỉnh (Atlat) 

  • Diện tích: 44,4 nghìn km2 (13,4% diện tích cả nước). Dân số: 8,9 triệu người (10,5% dân số cả nước)
  • Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa, Trường Sa.
  • Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển Đông à Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực.
  • Có nhiều thế mạnh thuận lợi cho phát tiển kinh tế biển

II/Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

1/Nghề cá:

  • Tỉnh nào cũng có những bãi cá, bãi tôm; Biển lắm tôm, cá nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa.
  • Bờ biển miền Trung có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản.
  • Tiềm năng đánh bắt lớn với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao
  • Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, trong đó có nước mắm Phan Thiết.

→ Ngành thuỷ sản ngày càng có vai trò lớn trong việc giải quyết vấn đề thực phẩm của vùng để tạo ra sản phẩm hàng hóa, cần chú ý khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2/Du lịch biển:

  • Có nhiều bãi biển nổi tiếng, trong đó Nha Trang, Đà Nẵng là các trung tâm du lịch lớn ở nước ta.
  • Đẩy mạnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao…

3/Dịch vụ hàng hải:

  • Có tiềm năng xây dựng các cảng nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
  • Cảng nước sâu Dung Quất đang được xây dựng...

4/Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:

  • Khai thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận)
  • Sản xuất muối nổi tiếng ở Cà Ná, Sa Huỳnh…

III/Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng:

1/Phát triển công nghiệp:

  • Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết → công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • Bước đầu thu hút đầu tư nước ngoài vào hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.

*Hạn chế: cơ sở năng lượng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp mặc dù đang được giải quyết.

  • Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển.

2/Phát triển giao thông vận tải:

  • Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa của vùng và sự phân công lao động mới.
  • Quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam đang được nâng cấp giúp đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế giữa vùng với các vùng khác trong cả nước.
  • Các tuyến đường ngang (đường 19, 26…) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu của vùng, ngoài ra còn đẩy mạnh quan hệ với khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
  • Các sân bay cũng được hiện đại hóa: sân bay quốc tế Đà Nẵng, nội địa có sân bay như: Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh…

VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

I/ Khái quát chung: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.

  • Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1% diện tích cả nước). Dân số: 12 triệu người (14,3% dân số cả nước) à là vùng có diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình.
  • Tiếp giáp: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐBSCL, Campuchia và biển Đông à thuận lợi giao thương trong và ngoài nước. Phát triển kinh tế biển.
  • Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
  • Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, trình độ phát triển kinh tế cao hơn các vùng khác.
  • Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.

II/ Các thế mạnh và hạn chế của vùng:

a/ Vị trí địa lý: Nằm liền kề đb. Sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến, dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, kể cả với Campuchia, Duyên hải Nam Trung Bộ. Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu là cửa ngõ giao thông quốc tế.

b/ Điều kiện tự nhiên – Tài nguyên thiên nhiên:

  • Đất đỏ badan chiếm 40% diện tích vùng, đất xám phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn phân bố ở Tây Ninh, Bình Dương.
  • Khí hậu cận xích đạo thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
  • Hệ thống sông Đồng Nai có giá lớn về thuỷ điện, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản.
  • Vùng nằm gần các ngư trường lớn: Ninh Thuận-Bình Thuận-BR-VT, Cà Mau-Kiên Giang.
  • Rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dựng cho tp.HCM và đb. Sông Cửu Long.
  • Khoáng sản: dầu, khí, đất sét, cao lanh. 

*Khó khăn: Mùa khô kéo dài gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

c/ Điều kiện kinh tế - xã hội:

  • Lực lượng lao động lành nghề, có chuyên môn cao.
  • Có cơ sở vật chất-kỹ thuật hoàn thiện nhất nước, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
  • Có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp.HCM-ĐN-BD-VT, đặc biệt quan trọng tp.HCM là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ lớn nhất nước.
  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng đầu cả nước.

*Khó khăn:

  • Giải quyết việc làm cho lao động từ vùng khác đến.
  • Sự tập trung nhiều khu công nghiệp đe dọa tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng chậm so với yêu cầu phát triển kinh tế của vùng.

III/Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:

1/Trong công nghiệp: chiếm tỷ trọng công nghiệp cao nhất nước (khoảng 55,6% GTSLCN cả nước), nổi bật: công nghiệp điện tử, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, tin học, thực phẩm…

Việc phát triển công nghiệp của vùng đòi hỏi:

*Tăng cường cải thiện và phát triển nguồn năng lượng: Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, ,đường dây 500 kv, phát triển các nhà máy điện tuốc-bin khí, phát triển các nhà máy điện chạy bằng dầu.

* Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải – thông tin liên lạc.

* Mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài, chú trọng các ngành trọng điểm, công nghệ cao, đặc biệt ngành hóa dầu trong tương lai.

2/Trong khu vực Dịch vụ:

  • Dẫn đầu cả nước về tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
  • Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng: thương mại, ngân hàng, hàng hải, viễn thông, du lịch…
  • Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

3/Trong nông-lâm nghiệp:

a/Nông nghiệp:

  • Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, trong đó công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng.....giải quyết một phần nước tưới vào mùa khô, làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, diện tích trồng trọt tăng lên…
  • Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước.

b/Lâm nghiệp: Vốn rừng ít nhưng cần được bảo vệ nhất là ở vùng thượng lưu các con sông để giữ nguồn nước ngầm, môi trường sinh thái: khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vườn quốc gia Nam Cát Tiên.

4/Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:

*Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

  • Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông.
  • Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
  • Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…
  • Đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

* Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

* Cần tăng cường phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: tp.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Long An

Trên đây là toàn bộ nội dung Lý thuyết ôn tập Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu vùng Đông Nam Bộ Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF