OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề hô hấp Sinh học 8 năm 2020 có đáp án

18/11/2020 1.1 MB 770 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201118/399747542211_20201118_161047.pdf?r=3611
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Qua nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề hô hấp Sinh học 8 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em củng cố kiến thức về các cơ quan hô hấp ở người ngoài ra việc ôn tập giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng theo dõi.

 

 
 

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP SINH HỌC 8 NĂM 2020

A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT

1. Các cơ quan hô hấp

- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể.

- Hệ hô hấp gồm 2 phần: Đường dẫn khí và 2 lá phổi

- Đường dẫn khí cấu tạo: gồm các cơ quan mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.

+ Mũi: có nhiều lông mũi, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có lớp mao mạch dày đặc.

+ Thanh quản: Có nắp thanh quản có thể cử động đậy kín đường hô hấp.

+ Khí quản: Cấu tạo bởi 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

+ Phế Quản: Cấu tạo bởi các vòng sụn, ở phế quản nơi tiếp xúc với các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

+ Chức năng: Dẫn không khí vào và ra khỏi phổi; làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí vào phổi; bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.

- Chức năng này được thực hiện tốt nhờ dường dẫn khí có cấu tạo với những đặc điểm phù hợp sau:

+ Toàn bộ đường dẫn khí đều được lót nhẹ bởi niêm mạc và phần lớn có khả năng tiết chất nhày (làm ẩm và làm sạch không khí nhờ kết dính các hạt bụi nhỏ), có nhiều mao mạch (làm ấm không khí).

+ Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông, có tác dụng cản các hạt bụi lớn (làm sạch không khí và bảo vệ phổi).

+ Lớp niêm mạc khí quản có các lông rung chuyển động liên tục để quét các bụi bặm dính vào ra phía ngoài.

Cấu tạo khí quản

- Hai lá phổi:

+ Cấu tạo:

  • Bao ngoài hai lá phổi là hai lớp màng, lớp ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa 2 lớp có chất dịch giúp phổi nở rộng và xốp
  • Đơn vị cấu tạo phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc. Có tới 700 - 800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bé mặt trao đổi khí lên tới 70 - 80m2.

Cấu tạo phổi

- Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.

2. Hoạt động hô hấp

a. Sự thông khí ở phổi

- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra): Các cơ liên sườn ngoài, cơ hoành phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.

- Hít vào:

+ Cơ liên sườn ngoài co → xương ức, xương sườn được nâng lên → lồng ngực mở rộng sang hai bên.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.

- Thở ra:

+ Cơ liên sườn ngoài dãn → xương ức, xương sườn được hạ xuống → lồng ngực thu hẹp lại.

+ Cơ hoành dãn → lồng ngực thu về vị trí cũ.

+ Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút.

Nhịp hô hấp ở nữ 17±3, ở nam 16±3

+ Dung tích sống là thể tích không khí mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.

Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.

b. Sự trao đổi khí ở phổi

- Trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.

+ Trao đổi khí ở phổi:

  • O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
  • CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.

+ Trao đổi khí ở tế bào:

  • O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
  • CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

+ Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào:

  • Tiêu tốn O2 ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi.
  • Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.

 

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Bộ phận nào dưới đây không thuộc hệ hô hấp?

A. Thanh quản           B. Thực quản

C. Khí quản                D. Phế quản

Câu 2. Loại sụn nào dưới đây có vai trò đậy kín đường hô hấp khi chúng ta nuốt thức ăn?

A. Sụn thanh nhiệt

B. Sụn nhẫn

C. Sụn giáp

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 3. Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?

A. 20 – 25 vòng sụn

B. 15 – 20 vòng sụn

C. 10 – 15 vòng sụn

D. 25 – 30 vòng sụn

Câu 4. Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác?

A. Khí quản             B. Thanh quản

C. Phổi                 D. Phế quản

Câu 5. Phổi người trưởng thành có khoảng

A. 200 – 300 triệu phế nang.

B. 800 – 900 triệu phế nang.

C. 700 – 800 triệu phế nang.

D. 500 – 600 triệu phế nang.

Câu 6. Trong đường dẫn khí của người, khí quản là bộ phận nối liền với

A. Họng và phế quản.

B. Phế quản và mũi.

C. Họng và thanh quản

D. Thanh quản và phế quản.

Câu 7. Trong quá trình hô hấp, con người sử dụng khí gì và loại thải ra khí gì?

A. Sử dụng khí nitơ và loại thải khí cacbônic

B. Sử dụng khí cacbônic và loại thải khí ôxi

C. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí cacbônic

D. Sử dụng khí ôxi và loại thải khí nitơ

Câu 8. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại?

A. Phế quản             B. Khí quản

C. Thanh quản           D. Họng

Câu 9. Mỗi lá phổi được bao bọc bên ngoài bởi mấy lớp màng?

A. 4 lớp                B. 3 lớp

C. 2 lớp                D. 1 lớp

Câu 10. Lớp màng ngoài của phổi còn có tên gọi khác là

A. Lá thành.            B. Lá tạng.

C. Phế nang.            D. Phế quản.

Câu 11. Ở người, một cử động hô hấp được tính bằng

A. Hai lần hít vào và một lần thở ra.

B. Một lần hít vào và một lần thở ra.

C. Một lần hít vào hoặc một lần thở ra.

D. Một lần hít vào và hai lần thở ra.

Câu 12. Hoạt động hô hấp của người có sự tham gia tích cực của những loại cơ nào?

A. Cơ lưng xô và cơ liên sườn

B. Cơ ức đòn chũm và cơ hoành

C. Cơ liên sườn và cơ nhị đầu

D. Cơ liên sườn và cơ hoành

Câu 13. Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào?

A. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co

B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn

C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co

D. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn

Câu 14. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu?

A. Khí nitơ

B. Khí cacbônic

C. Khí ôxi

D. Khí hiđrô

Câu 15. Trong 500 ml khí lưu thông trong hệ hô hấp của người trưởng thành thì có khoảng bao nhiêu ml khí nằm trong “khoảng chết” (không tham gia trao đổi khí)?

A. 150 ml            B. 200 ml

C. 100 ml            D. 50 ml

Câu 16. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra theo cơ chế

A. Bổ sung.

B. Chủ động.

C. Thẩm thấu.

D. Khuếch tán.

Câu 17. Dung tích sống trung bình của nam giới người Việt nằm trong khoảng

A. 2500 – 3000 ml.

B. 3000 – 3500 ml.

C. 1000 – 2000 ml.

D. 800 – 1500 ml.

Câu 18. Lượng khí cặn nằm trong phổi người bình thường có thể tích khoảng bao nhiêu?

A. 500 – 700 ml.

B. 1200 – 1500 ml.

C. 800 – 1000 ml.

D. 1000 – 1200 ml.

Câu 19. Khi chúng ta thở ra thì

A. Cơ liên sườn ngoài co.

B. Cơ hoành co.

C. Thể tích lồng ngực giảm.

D. Thể tích lồng ngực tăng.

Câu 20. Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng

A. Dung tích sống của phổi.

B. Lượng khí cặn của phổi.

C. Khoảng chết trong đường dẫn khí.

D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

B

C

D

C

D

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

C

B

A

D

B

D

C

A

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết và bài tập ôn tập chuyên đề hô hấp Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF