OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn tập Kinh tế Liên Bang Nga Địa lí 11

25/12/2020 1.07 MB 438 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20201225/310154053243_20201225_150148.pdf?r=4827
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn tập Kinh tế Liên Bang Nga Địa lí 11 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về sự phát triển kinh tế của Liên Bang Nga. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

KINH TẾ LIÊN BANG NGA

A. Lý thuyết

I-QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1-LB Nga từng là cột trụ của Liên bang Xô-viết (*)

            1. Sau cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917), Liên Bang Xô viết được thành lập, LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành siêu cường.

2-Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX)

            2. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra.Một số nước cộng hoà thành viên của Liên xô tách thành các quốc gia độc lập.

            3. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã - đầu thập niên 90 và những năm tiếp theo, LB Nga trải qua thời kì đầy khó khăn, biến động: tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế giảm, tình hình chính trị, xã hội bất ổn…

3-Nền kinh tế đang đi lên để trở lại vị trí cường quốc

a-Chiến lược kinh tế mới

            4. Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á, nâng cao đời sôngs nhân dân, khôi phục lại vị trí cường quốc…

b-Thành tựu đạt được sau năm 2000

            5. Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền kinh tế LB Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang trong thế ổn định và đi lên.

                        5.1. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ thứ tư thế giới (năm 2005), đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

                        5.2. Vị thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8)

            6. Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hoá giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám…

II-CÁC NGÀNH KINH TẾ

---(Để xem tiếp nội dung các ngành kinh tế của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

III-MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG

Vùng kinh tế

Đặc trưng kinh tế

Vùng Trung tâm

Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhanh. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Vùng cung cấp lương thực thực phẩm lớn. Mat-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.

Vùng Trung tâm đất đen

Vùng có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp. Công nghiệp phát triển (đặc biệt là các ngành phục vụ nông nghiệp).

Vùng U-ran

Giàu tài nguyên. Công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí, hoá chất, chế biến gỗ,…) Nông nghiệp còn hạn chế.

Vùng viễn đông

Giàu tài nguyên.Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt cá và chế biến hải sản. Đây là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

IV-QUAN HỆ NGA - VIỆT TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI

            18. Quan hệ Nga - Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm.

                        18.1. LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á,

                        18.2. Nước Nga đang thực hiện chức năng Âu Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của LB Nga là coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì thế mối quan hệ hợp tác Nga -  Việt được khẳng định là sẽ tiếp nối mối quan hệ Xô - Việt trước đây.

                        18.3. Quan hệ Nga - Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) đã nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga - Việt đạt 1,1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, kĩ thuật.

B. Bài tập

Câu 1. Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là

A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.

B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.

C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.

D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/67 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là

A. Khai thác khí tự nhiên

B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.

C. Khai thác dầu mỏ.

D. Sản xuất điện.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích : Mục I (chú ý bảng 8.3), SGK/67 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.

D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/67 địa lí 11 cơ bản.

Câu 4. Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là

A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.

B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.

C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.

D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/68 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là

A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.

B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.

C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.

D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/68 địa lí 11 cơ bản.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu ôn tập các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm và bài tập ôn tập Kinh tế Liên Bang Nga Địa lí 11, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu khác cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt! 

ADMICRO
NONE
OFF