Kiến thức trọng tâm chuyên đề Sự phát sinh sự sống Sinh học 12 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm nâng cao ôn tập kiến thức về Sự phát sinh sự sống trên trái đất nhằm giúp các em vừa ôn tập đồng thời kiểm tra các kỹ năng làm bài đã học. Mời các em tham khảo tại đây!
SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG
I. BẢN CHẤT SỰ SỐNG
1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:
Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic. Prôtêin là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh và là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim và hoocmôn, đóng vai trò xúc tác va` điều hoà. Axit nuclêic (ADN, ARN) đóng vai trò quan trọng trong sự di truyền và sinh sản. Prôtêin và axit nuclêic thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn. Prôtêin và axit nuclêic có cấu trúc đa phân, được xây dựng từ 20 loại axit amin (đối với prôtêin) và từ 4 loại nuclêôtit (đối với axit nuclêic).
2. Những dấu hiệu đặc trưng của sự sống
- Các tổ chức sống, từ cấp độ phân tử đến các cấp độ trên cơ thể, đều là những hệ mở, nghĩa là thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức. Những dấu hiệu khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng, vận động, sinh sản đều liên quan với sự trao đổi chất. Trao đổi chất theo phương thức đồng hoá, dị hoá và sinh sản là những dấu hiệu không có ở vật thể vô cơ.
- Việc phát hiện cấu trúc và chức năng của các axit nuclêic đã bổ sung một số dấu hiệu độc đáo khác của sự sống như tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.
- Quá trình tự sao chép (tự nhân đôi) của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi nảy nở, duy trì liên tục; Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất; có khả năng biến đổi để tích luỹ thông tin di truyền mới là cơ sở phân tử của sự tiến hoá.
II. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG
Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của cacbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi; tự đổi mới. Quá trình đó gồm 2 giai đoạn chính:
- Tiến hoá hoá học:
Trong giai đoạn này có sự tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học. Thoạt tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C, H rồi đến những hợp chất gồm 3 nguyên tố C, H, O (Saccarit, lipit) → các hợp chất gồm 4 nguyên tố C, H, O, N (axit amin, nuclêôtit) → hình thành các prôtêin đơn giản đến phức tạp, các axit nuclêic. Quá trình này được thực hiện do nguồn năng lượng tự nhiên. Sự hình thành các chất hữu cơ bằng con đường đó đã được chứng minh bằng thực nghiệm.
- Tiến hoá tiền sinh học:
Đây là giai đoạn hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên, có 4 sự kiện nổi bật:
- Sự tạo thành các giọt Côaxecva.
- Sự hình thành lớp màng phân biệt côaxecva với môi trường. Lớp màng này gồm những phân tử prôtêin và lipit sắp xếp theo trật tự xác định. Thông qua màng, côaxecva thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.
- Sự xuất hiện các enzim đóng vai trò xúc tác, làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn.
- Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép: Đây là bước tiến bộ quan trọng, nhờ đó các dạng sống đã sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng cho các thế hệ sau.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT
1. Hoá thạch
Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào các hoá thạch. Hoá thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
Từ chỗ xác định được các loài sinh vật hoá thạch chứa trong các lớp đất người ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của chúng. Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch được tính bằng các phương pháp địa tầng học, đo thời gian phóng xạ, có thể xác định được tuổi thọ của hoá thạch. Ngược lại từ những sinh vật hoá thạch đã xác định tuổi có thể suy ra tuổi của lớp đất chứa chúng.
2. Hoá thạch
Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào các hoá thạch. Hoá thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
Từ chỗ xác định được các loài sinh vật hoá thạch chứa trong các lớp đất người ta có thể suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của chúng. Căn cứ vào tuổi của các lớp đất chứa hoá thạch được tính bằng các phương pháp địa tầng học, đo thời gian phóng xạ, có thể xác định được tuổi thọ của hoá thạch. Ngược lại từ những sinh vật hoá thạch đã xác định tuổi có thể suy ra tuổi của lớp đất chứa chúng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm chuyên đề Sự phát sinh sự sống Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231354 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023939 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023325 - Xem thêm